Danh mục

Phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa vào lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và dân cư, lao động, công nghiệp của tỉnh đã tập trung vào một số ngành quan trọng như chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất điện, chế biến gỗ - lâm sản... Các hình thức tổ chức lãnh thổ đang từng bước hình thành và phát triển như cụm công nghiệp, khu công nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 157-164 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Lê Văn Nhất Sở Giáo dục - Đào tạo Đắk Lắk Tóm tắt. Đắk Lắk là một trong năm tỉnh của Tây Nguyên có diện tích tự nhiên trên 13 nghìn km2 , đứng thứ 2 trong vùng và thứ 4 cả nước, quy mô dân số trên 1,75 triệu người (năm 2010), đứng đầu vùng Tây Nguyên. Công nghiệp trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP (18,5%), song tạo ra giá trị sản xuất khá, với 7.423,0 tỉ đồng, đứng đầu toàn vùng Tây Nguyên. Dựa vào lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và dân cư, lao động, công nghiệp của tỉnh đã tập trung vào một số ngành quan trọng như chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất điện, chế biến gỗ - lâm sản... Các hình thức tổ chức lãnh thổ đang từng bước hình thành và phát triển như cụm công nghiệp, khu công nghiệp... Từ khóa: phát triển công nghiệp, Đắk Lắk, cơ cấu công nghiệp.1. Mở đầu Công nghiệp là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân, có vai trò to lớntrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành công nghiệp phát triển sẽ góp phầnthúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và là động lực cho cả nền kinh tế. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề raphương hướng chung: “. . . Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ gắn với sản xuấtnông nghiệp chất lượng cao, quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. . . ” [2]. Công nghiệp (cùng với xây dựng) ở Đắk Lắk hiện nay tuy mới chiếm 18,5% GDPvà 8,5% lao động đang làm việc, nhưng đóng một vai trò khá quan trọng trong việc thúcđẩy các ngành nông, lâm nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh và bền vững.Ngày nhận bài 7/10/2012. Ngày nhận đăng 20/1/2013.Liên lạc Lê Văn Nhất, e-mail: lenhatdaklak@gmail.com 157 Lê Văn Nhất2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái quát chung Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về kinhtế - xã hội và an ninh, quốc phòng. Mạng lưới giao thông phát triển với các tuyến đườngquan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ nhưquốc lộ 14, quốc lộ 26, 27, lại có sân bay Buôn Ma Thuột đủ khả năng phục vụ các chuyếnbay trong nước và khu vực Asean. Đây là những điều kiện thuận lợi cho Đắk Lắk mở rộnggiao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa nói chung và công nghiệp nói riêng không chỉ trongvùng, với Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ mà còn tăng cường khả năng liên kếtgiữa Đắk Lắk với các tỉnh trong cả nước, mở rộng thị trường và hợp tác kinh tế. Đắk Lắk có tiềm năng về khoáng sản, nhất là khoáng sản phi kim loại (như caolanh, fespat, đá xây dựng, cát, cuội, sỏi xây dựng, than bùn...) phục vụ cho công nghiệpvật liệu xây dựng. Tài nguyên đất của tỉnh phong phú, đa dạng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp vớicác sản phẩm đặc trưng là cà phê, cao su, điều... trên đất đỏ; mía, bông, ngô, sắn... là cơsở để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm. Tài nguyên rừng dồidào, với tổng diện tích 610,5 nghìn ha (trong đó rừng tự nhiên là 567,9 nghìn ha), đứngthứ 5 cả nước (sau Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum và Sơn La) [6], có nhiều loại cây đặc sảncó giá trị kinh tế. Với hai hệ thống sông chính là sông Xrê Pôk và sông Ba cùng nhiều sông suối nhỏcó trữ lượng thủy điện lớn, tạo điều kiện cho ngành sản xuất điện. Là một tỉnh tương đối đông dân (trên 1,75 triệu người năm 2010, đứng đầu vùngTây Nguyên), nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh, tuy nhiên chất lượng lao động chưacao, vừa là thuận lợi, vừa là thách thức trong quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp.2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp2.2.1. Quy mô giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng Công nghiệp Đắk Lắk có vị trí khiêm tốn trong cơ cấu GDP, tuy đã có sự chuyểndịch nhưng còn chậm, từ 13,9% năm 2000 lên 17,2% năm 2005 và 18,5% năm 2010 [1].So với cả nước (41,6%) và vùng Tây Nguyên (23,1%) thì tỉ trọng của khu vực công nghiệp(cùng với xây dựng) còn thấp. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng khá nhanh, từ 722,8 tỉ đồng năm2000 lên 1.918,1 tỉ đồng năm 2005 và 7.423,0 tỉ đồng năm 2010, sau 10 năm tăng 10,3lần, đứng đầu toàn vùng Tây Nguyên với tỉ trọng 32,3% [1, 6]. Tốc độ tăng trưởng giá trịsản xuất trung bình năm giai đoạn 2001 - 2010 đạt 20,4%/năm, trong đó giai đoạn 2001 -2005 là ...

Tài liệu được xem nhiều: