Danh mục

Phát triển công nghiệp Việt Nam và những cơ hội, thách thức từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 424.79 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào các vấn đề sau: i) đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2014 và 2015 ii) nhận diện các cơ hội và thách thức đối với phát triển công nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia TPP.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển công nghiệp Việt Nam và những cơ hội, thách thức từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC TỪ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn ThS. Lê Đức Hoàng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân NCS. Lê Thị Ngọc Diệp Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Tóm tắt Phát triển công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2014 đang gặp rất nhiều khó khăn thách thức từ môi trường quốc tế cũng như trong nước. Tăng trưởng ngành công nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi trong năm 2015 và dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn 2016-2020, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện TPP. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có sự tham gia của 12 nước, trong đó có Việt Nam. Những cơ hội mà TPP mang lại là rất lớn nhưng cũng không ít thách thức đối với phát triển công nghiệp Việt Nam. Có tận dụng được các cơ hội này hay không, phụ thuộc vào nhận thức và sự chuẩn bị của các doanh nghiệp. Bài viết tập trung vào các vấn đề sau: i) đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2014 và 2015 ii) nhận diện các cơ hội và thách thức đối với phát triển công nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia TPP. 1. Thực trạng phát triển công nghiệp Việt Nam 1.1. Giai đoạn 2011-2014 Giai đoạn 2011- 2014 là giai đoạn mà công nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức từ bối cảnh quốc tế và nội tại trong nước. Mục tiêu tăng trưởng công nghiệp cả giai đoạn 2011-2015 trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 đặt ra là 7,0-7,5% là khó có thể thực hiện với kết quả 4 năm thực hiện chỉ đạt 5,98% (Bảng 1). 625 Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2014 và dự báo đạt được năm 2015 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Công nghiệp 6,6 8,2 6,2 5,4 6,1 9,39 Khai khoáng 2,1 2,5 4,7 -0,2 1,1 - Chế biến, chế tác 8,4 11,0 5,8 7,4 7,9 10,6 Điện, khí đốt, nước 11,3 9,5 12,4 8,5 8,9 - Cung cấp nước; xử lý 7,4 9,4 8,4 9,1 9,3 - rác thải, nước thải Nguồn: Bộ Công thương, 2014 Tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực phục hồi đà tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng tốc độ phục hồi còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong nước, kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, cùng với việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn trong tái cơ cấu kinh tế tập trung ở tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và thực hiện 3 khâu đột phá lớn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, ngành công nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng năm 2011 (theo giá so sánh 2010) tăng 6,7%; năm 2012 tăng 5,7%; năm 2013 tăng 5,4%, ước thực hiện năm 2014 tăng 6,1%. Bình quân 4 năm tăng 5,98%. Dự kiến nền kinh tế tiếp tục phục hồi hơn vào năm 2015, dự kiến tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng năm 2015 là 6,85%, trong đó ngành công nghiệp là 6,89%. Tính bình quân 5 năm tăng 6,16%. Do đó, chỉ tiêu tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2011-2015 khó đạt được kế hoạch đề ra (tăng 7,2- 7,7%). Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cũng giữ tốc độ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2011-2014. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 4 năm 2011 - 2014 là 8,3%/năm, dự kiến đến năm 2015 tăng trưởng bình quân 5 năm là 8,07%/năm. Trong nội bộ ngành công nghiệp, ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng cao nhất ước tăng bình quân 9,7%/năm, tiếp đến là ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải và nước thải tăng bình quân 9,1%/năm, ngành chế biến, chế tạo ước tăng 8,1%/năm, ngành khai khoáng tăng thấp nhất, ước tăng 1,9%/năm. 626 Biểu đồ 1. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp 100% 80% 60% 40% 20% 0% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 CN khai thác CN chế biến CN điện khí và nước Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê Xét dưới góc độ cơ cấu ngành, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng dần trong giai đoạn 2011-2015, khoảng từ 38,2% năm 2010 lên 38,62% năm 2014. Với các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu và phát triển kinh tế của Chính phủ cũng như những tín hiệu phục hồi kinh tế thế giới, chỉ tiêu này dự kiến sẽ đạt được 38,58% vào cuối năm 2015, tuy nhiên vẫn không đạt mục tiêu của Đại hội XI đề ra là 41-42%. Trong nội bộ ngành công nghiệp, cơ cấu đã từng bước được chuyển dịch đúng với định hướng, tăng dần ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm dần ngành khai khoáng, cụ thể: ngành khai khoáng giảm từ 8,5% năm 2010 xuống 8,0% năm 2015; ngành công nghiệp chế biến tăng từ 86,5% năm 2010 lên khoảng 86,6% năm 2015. Từ năm 2001 đến nay hàm lượng công nghệ trong ngành công nghiệp của Việt Nam thay đổi rất chậm. Theo cách thức phân loại các ngành công nghiệp của UNIDO, ở Việt Nam tỷ trọng ngành công nghiệp dựa vào tài nguyên đã có xu hướng giảm từ 42,7% năm 2010 xuống 38,5% năm 2014, ngành công nghiệp sử dụng công nghệ thấp (dệt may, ...

Tài liệu được xem nhiều: