Danh mục

Việt Nam và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.52 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sơ lược quá trình tham gia của Việt Nam vào TPP, phân tích mục đích, đồng thời vạch ra những cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập TPP và đề xuất các giải pháp để Việt Nam có thể tận dụng tối đa những lợi thế, hạn chế những tác động tiêu cực từ TPP.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) VIỆT NAM VÀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) TS. Nguyễn Mạnh Hùng Ban Kinh tế Trung ươngTóm tắt Ngày 5-10/2015, sau năm năm đàm phán, 12 nước tham gia đàm phán Hiệpđịnh Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được thỏa thuận lịch sử vềviệc kết thúc đàm phán hiệp định TPP. Đây là hiệp định mang tính bước ngoặtcủa thế kỷ XXI; là “thỏa thuận lịch sử” sẽ giúp giải quyết các thách thức củathương mại quốc tế thế kỷ 21, xây dựng các quy tắc thương mại của khu vựctrong nhiều thập kỷ tới2. Bài viết sơ lược quá trình tham gia của Việt Nam vàoTPP, phân tích mục đích, đồng thời vạch ra những cơ hội cũng như thách thứcđối với Việt Nam khi gia nhập TPP và đề xuất các giải pháp để Việt Nam có thểtận dụng tối đa những lợi thế, hạn chế những tác động tiêu cực từ TPP.1. Quá trình tham gia của Việt Nam vào TPP Trước đây, TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three CloserEconomic Partnership (P3-CEP) và được tổng thống Chile Ricardo Lagos, thủtướng Singapore Goh Chok Tong và thủ tướng New Zealand Helen Clark đưa rathảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại LosCabos, Mexico. Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 04năm 2005. Sau vòng đàm phán này, hiệp định lấy tên là Hiệp định Đối tác Kinh tếChiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPSEP hoặc P4). Mục tiêu ban đầu củaHiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viêntrước ngày 01 tháng 01 năm 2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đây làmột thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp địnhthương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp,2 Ông Michael Froman đại diện thương mại Mỹ. 239rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chínhquyền... Ngày 22 tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia vào P4 nhưng khôngphải Hiệp định P4 cũ mà các bên sẽ đàm phán một Hiệp định hoàn toàn mới, gọilà Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay sau đó, các nước Ô-xtrây-lia và Pê-ru cũng tuyên bố tham gia TPP. Năm 2008, các nước TPP mời Việt Nam tham gia với lý do: (i) trong nhữngnăm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã chứng tỏ là một quốc gia năng động, nhấtquán thi hành đường lối đổi mới; nghiêm túc trong việc thực thi cam kết quốc tế;có môi trường chính trị ổn định và đang có vai trò ngày càng quan trọng trongkhu vực; là một đối tác quan trọng trong hiện tại và tương lai, có thể giúp tăngảnh hưởng của TPP. (ii) Việt Nam có quy mô dân số đáng kể, nền kinh tế pháttriển năng động, hứa hẹn trở thành thị trường có sức mua lớn, là điểm đến đượcdoanh nghiệp các nước, nhất là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hết sứcquan tâm. (iii) Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp. Việc Việt Namcó thể tham gia thành công vào TPP sẽ là bằng chứng thuyết phục về việc Hiệpđịnh TPP thực sự quan tâm đến các nước đang phát triển (thông qua các biệnpháp đa dạng để hỗ trợ một nước đang phát triển thực thi các tiêu chuẩn cao củaHiệp định). Đây là yếu tố quan trọng, giúp thu hút các nước có trình độ phát triểnkinh tế chưa cao cùng tham gia vào TPP để TPP có thể mở rộng trong tương lai. Về phía Việt Nam, trên cơ sở đường lối đổi mới, “mở cửa” nền kinh tế vàphương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế trong chính sách đốingoại, Việt Nam đã thấy được lợi thế khi tham gia vào TPP. Do vậy, được sự chỉđạo kịp thời, sát sao của Bộ Chính trị, Chính phủ Việt Nam đã tích cực, chủ độngtham gia vào quá trình đàm phán TPP. Việt Nam đã tham gia đàm phán ngay từnhững ngày đầu nhưng chưa phải thành viên chính thức mà là thành viên liên kết.Sau 3 phiên tham dự với tư cách thành viên liên kết, Việt Nam chính thức thamgia TPP từ tháng 11 năm 2010. Cùng với quá trình đàm phán, TPP đã tiếp nhậnthêm các thành viên mới là Ma-lai-xia, Mê-xi-cô, Ca-na-đa và Nhật Bản, nângtổng số nước tham gia lên thành 12 vào giữa năm 2013. Sau đó, một số nước khácnhư Hàn Quốc, Thái Lan, Cô-lôm-bia… cũng bày tỏ ý muốn tham gia nhưng cácnước TPP thống nhất cần tập trung cho việc kết thúc đàm phán trước khi kết nạpthêm thành viên mới.240 Trong quá trình đàm phán Việt Nam đã chủ động đề xuất các nội dung liênquan đến doanh nghiệp nhà nước, thương mại điện tử và đã được các đối tác thamgia đàm phán đánh giá cao nội dung này.2. Mục đích tham gia TPP của Việt Nam và các nước Việt Nam và các nước tham gia TPP với mục đích: (i) Gắn kết môi trườngvà hội tụ phương pháp hoạch định chính sách thương mại giữa các nước khácnhau theo cùng một xu hướng chung để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi,đồng nhất nhằm thúc đẩy thương mại tự do. (ii) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: