Danh mục

Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 310.39 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam dưới sự tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHẤT LƢỢNG CAO TẠI VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0. Th.S. Phạm Thu Trang, Th.S. Vũ Thúy An. Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh- Trƣờng Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới, dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của các nước. Tại Việt Nam, lĩnh vực dịch vụ cũng đang phát triển nhanh chóng cùng với chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nước trong giai đoạn đổi mới. Trong thời đại Cánh mạng công nghiệp 4.0, sự hội tụ của công nghệ hiện đại trong tin học, viễn thông, tài chính- ngân hàng, truyền thông,…đang tạo ra rất nhiều dịch vụ chất lượng cao, mang lại tiện nghi cho người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí cho xã hội. Vì lẽ đó, việc phát triển dịch vụ chất lượng cao hiện nay đã trở thành chìa khóa để ngành dịch vụ đứng vững trên và vươn ra tầm thế giới. Bài viết nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam dưới sự tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khó : Dịch vụ, chất lượng, công nghệ, kinh tế, điện tử, 4.0, Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển hơn, nền kinh tế đi lên, mức sống của con người cũng được cải thiện rất nhiều so với thời kì trước đây, con người có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm chất lượng hơn, dịch vụ ưu việt hơn. Nhu cầu của con người không có giới hạn, vì vậy, các ngành kinh tế, đặc biệt là dịch vụ cần phát triển với hướng nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt hơn, đầy đủ hơn các nhu cầu đó. Chất lượng dịch vụ có thể đánh giá thông qua các tiêu thức về trình độ, bí quyết, kỹ năng của người cung ứng dịch vụ; trình độ công nghệ, trang thiết bị; trình độ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ và nhận định, đánh giá của khách hàng. Mặt khác, trong thời đại “Cách mạng công nghiệp 4.0” - 'Industrie 4.0' kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học, hứa hẹn cơ hội thay đổi bộ mặt cho các ngành kinh tế. Ba vấn đề cốt lõi của Cách mạng công nghiệp 4.0 là Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) cho thấy tương lai các công việc của con người sẽ được giảm bớt rất nhiều. Nắm lấy cơ hội này, Việt Nam cần thiết phát triển dịch vụ chất lượng cao như một tất yếu theo xu hướng phát triển của con người và nền kinh tế trong thời đại “Cách mạng công nghiệp 4.0”. 2. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ CHẤT LƢỢNG CAO. 2.1. Quan niệm về dịch vụ chất lƣợng cao Trong xu thế hội nhập hiện nay, yêu cầu hàng đầu đối với dịch vụ là yêu cầu về chất lượng. Chất lượng dịch vụ, xét theo cách tiếp cận dựa trên khách hàng, biểu hiện ở mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ [2]. Trên cơ sở đó, quan niệm về dịch vụ chất lượng cao ra đời. Dịch vụ chất lượng cao được hiểu là một loại hình dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh lớn, đáp ứng đầy đủ các điều kiện làm hài lòng người tiêu dùng. Dịch vụ chất lượng cao có hai đặc điểm cơ bản là độ thỏa dụng lớn (đem lại mức độ thoả mãn cao cho khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ) và giá trị gia tăng cao (đem lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ). Việc sản xuất và cung ứng dịch vụ chất lượng cao phải dựa trên nền tảng cơ sở vật chất hiện đại, trình độ khoa học công nghệ cao, đội ngũ nhân lực sản xuất và phục vụ có tay nghề, tính chuyên nghiệp cao hoặc có kỹ năng, trình độ tổ chức và hoạt vào loại tiên tiến. Thực chất, dịch vụ chất lượng cao chính là tất cả các ngành dịch vụ hiện tại nhưng được phát triển ở một trình độ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, trọn gói và hướng đến các nhóm khách hàng có thu nhập cao. Như vậy, dịch vụ chất lượng cao có thể là cả một ngành dịch vụ được phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến như các dịch vụ tư vấn, chuyển 290 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG giao công nghệ, marketing; tài chính-ngân hàng và các loại hình bảo hiểm, thẻ ATM; các cửa hàng tự chọn, chuỗi cửa hàng tiện ích; các hoạt động du lịch kết hợp văn hóa-sinh thái, du lịch hội thảo hội nghị, các dịch vụ gia tăng của bưu chính như chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh.... 2.2. Vai trò của dịch vụ chất lƣợng cao với nền kinh tế Việt Nam Dịch vụ vốn được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, mang lại giá trị kinh tế cao cho mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, dịch vụ đóng vai trò không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Biểu đồ 2.1. Tỉ trọng ngành dịch vụ trong tổng GDP 9 tháng đầu n m 2017 (Nguồn: Số liệu thống kê tình hình kinh tế- xã hội- Tổng cục thống kê Việt Nam)[3] Có thể thấy, về cơ cấu, ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất (42,67%) trong tổng sản phẩm trong nước. Trong đó, một số ngành có tỉ trọng lớn trong khu vực dịch vụ đều có mức tăng trưởng tương đối đồng đều và đóng góp cao vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước. Bảng 2.1. Mức độ phát triển của một số ng nh dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn Giá trị tính theo giá Tốc độ phát triển so Nhóm dịch vụ so sánh 2010 (tỉ đồng) với tháng 9/2016 - Dịch vụ bán buôn, lẻ, sửa chữa 207.141 8,16 - Dịch vụ kinh doanh bất động sản 116.849 3,99 - Dịch vụ tài chính- ngân hàng 114.091 7,89 - DV lưu trú, ăn uống 88.314 9 - Dịch vụ vận tải, kho bãi 65.005 7.81 (Nguồn: Số l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: