Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 860.39 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam và nhận diện cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, bài viết đã đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy hình thành và phát triển hơn nữa loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM TS. Phạm Thị Thu Hường, TS. Phạm Thị Nga TÓM TẮT Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững doanh nghiệp, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam và nhận diện cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, bài viết đã đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy hình thành và phát triển hơn nữa loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới. Từ khóa: Khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. ABSTRACT DEVELOPING SCIENCE AND TECHNOLOGY ENTERPRISES IN VIETNAM Developing science and technology enterprises is a major policy of the Party and State in order to promote the commercialization of scientific and technological products, improve the quality and efficiency of production and business, and sustainably develop enterprises. thereby contributing to the socio-economic development of the country. On the basis of assessing the current state of development of science and technology enterprises in Vietnam and identifying opportunities, advantages, difficulties and challenges for the development of science and technology enterprises, the article has proposed five groups of solutions to promote the formation and further development of this type of business in the coming time. Keywords: Science and technology, enterprise, science and technology enterprise, start-up. 1. MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các quốc gia phải phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) để đón đầu và tận dụng những cơ hội mới. Để tạo tiền đề phát triển khoa học công nghệ, một trong những yêu cầu đặt ra là phải có các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, năm 2016 được Chính phủ chọn là “năm quốc gia khởi nghiệp”, cho thấy sự quan tâm của Việt Nam đối với phong trào khởi nghiệp như là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển về kinh tế. Từ những phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã góp phần hình thành các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp KH&CN nói riêng. Doanh nghiệp KH&CN được xem là lực lượng sản xuất chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của quốc gia. Phát triển doanh nghiệp KH&CN có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng cho việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Phát triển doanh nghiệp KH&CN là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặt ra và quyết tâm triển khai thực hiện. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định mục tiêu của nước ta đến năm 2015 có 3.000 doanh nghiệp KH&CN và đến năm 2020 có 5.000 doanh nghiệp KH&CN 276 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” (Thủ tướng Chính phủ, 2012)50. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển doanh nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN ở nước ta còn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp đổi mới và chưa đạt mục tiêu đặt ra. Bên cạnh những cơ hội, việc phát triển doanh nghiệp KH&CN còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Để tiếp tục thúc đẩy phát triển doanh nghiệp này, cần phải thực hiện thêm nhiều giải pháp cũng như có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ hơn nữa. Bài viết tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp KH&CN; đồng thời, đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN tại Việt Nam, nhận diện những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với phát triển doanh nghiệp KH&CN trong bối cảnh hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của loại hình doanh nghiệp đặc thù này trong thời gian tới. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp khoa học và công nghệ Ngày nay, thuật ngữ doanh nghiệp KH&CN đã trở nên quen thuộc và phổ biến đối với các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Doanh nghiệp KH&CN là những doanh nghiệp mà nguồn lực chủ yếu để phát triển là công nghệ, tri thức và sáng tạo; đó là những doanh nghiệp được thành lập từ các sáng chế hay từ kết quả của quá trình nghiên cứu và phát triển, ý tưởng và kỹ năng kinh doanh mới; đó cũng là những doanh nghiệp hoạt động dựa vào công nghệ mới, tri thức kinh doanh mới… Trong doanh nghiệp KH&CN, khâu trung tâm của quá trình sản xuất chính là biến tri thức thành của cải, thành các sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường với giá trị gia tăng. Tại Việt Nam, thuật ngữ doanh nghiệp KH&CN đã được quan tâm và đề cập đến ở những văn bản của Chính phủ. Theo Điều 1, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ51: “Doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật KH&CN. Hoạt động chính của doanh nghiệp là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM TS. Phạm Thị Thu Hường, TS. Phạm Thị Nga TÓM TẮT Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững doanh nghiệp, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam và nhận diện cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, bài viết đã đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy hình thành và phát triển hơn nữa loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới. Từ khóa: Khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. ABSTRACT DEVELOPING SCIENCE AND TECHNOLOGY ENTERPRISES IN VIETNAM Developing science and technology enterprises is a major policy of the Party and State in order to promote the commercialization of scientific and technological products, improve the quality and efficiency of production and business, and sustainably develop enterprises. thereby contributing to the socio-economic development of the country. On the basis of assessing the current state of development of science and technology enterprises in Vietnam and identifying opportunities, advantages, difficulties and challenges for the development of science and technology enterprises, the article has proposed five groups of solutions to promote the formation and further development of this type of business in the coming time. Keywords: Science and technology, enterprise, science and technology enterprise, start-up. 1. MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các quốc gia phải phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) để đón đầu và tận dụng những cơ hội mới. Để tạo tiền đề phát triển khoa học công nghệ, một trong những yêu cầu đặt ra là phải có các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, năm 2016 được Chính phủ chọn là “năm quốc gia khởi nghiệp”, cho thấy sự quan tâm của Việt Nam đối với phong trào khởi nghiệp như là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển về kinh tế. Từ những phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã góp phần hình thành các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp KH&CN nói riêng. Doanh nghiệp KH&CN được xem là lực lượng sản xuất chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của quốc gia. Phát triển doanh nghiệp KH&CN có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng cho việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Phát triển doanh nghiệp KH&CN là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặt ra và quyết tâm triển khai thực hiện. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định mục tiêu của nước ta đến năm 2015 có 3.000 doanh nghiệp KH&CN và đến năm 2020 có 5.000 doanh nghiệp KH&CN 276 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” (Thủ tướng Chính phủ, 2012)50. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển doanh nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN ở nước ta còn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp đổi mới và chưa đạt mục tiêu đặt ra. Bên cạnh những cơ hội, việc phát triển doanh nghiệp KH&CN còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Để tiếp tục thúc đẩy phát triển doanh nghiệp này, cần phải thực hiện thêm nhiều giải pháp cũng như có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ hơn nữa. Bài viết tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp KH&CN; đồng thời, đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN tại Việt Nam, nhận diện những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với phát triển doanh nghiệp KH&CN trong bối cảnh hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của loại hình doanh nghiệp đặc thù này trong thời gian tới. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp khoa học và công nghệ Ngày nay, thuật ngữ doanh nghiệp KH&CN đã trở nên quen thuộc và phổ biến đối với các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Doanh nghiệp KH&CN là những doanh nghiệp mà nguồn lực chủ yếu để phát triển là công nghệ, tri thức và sáng tạo; đó là những doanh nghiệp được thành lập từ các sáng chế hay từ kết quả của quá trình nghiên cứu và phát triển, ý tưởng và kỹ năng kinh doanh mới; đó cũng là những doanh nghiệp hoạt động dựa vào công nghệ mới, tri thức kinh doanh mới… Trong doanh nghiệp KH&CN, khâu trung tâm của quá trình sản xuất chính là biến tri thức thành của cải, thành các sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường với giá trị gia tăng. Tại Việt Nam, thuật ngữ doanh nghiệp KH&CN đã được quan tâm và đề cập đến ở những văn bản của Chính phủ. Theo Điều 1, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ51: “Doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật KH&CN. Hoạt động chính của doanh nghiệp là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thương mại hóa sản phẩm Sản xuất kinh doanh Phát triển bền vững doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Một số vấn đề về công tác quản trị vật tư tại công ty cơ khí Z179'
70 trang 242 0 0 -
Báo cáo thực tập: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Việt Bằng
104 trang 198 0 0 -
Một số hạn chế trong chính sách thuế
3 trang 175 0 0 -
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 10/2017
20 trang 91 0 0 -
83 trang 80 0 0
-
13 trang 75 1 0
-
Một số vấn đề về việc tham gia bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam - Mạc Văn Tiến
7 trang 68 0 0 -
Tiểu luận phân tích công ty Hòa Phát
96 trang 59 0 0 -
Tài liệu giáo dục khởi nghiệp dùng cho giáo viên trung học phổ thông
245 trang 55 0 0 -
90 trang 54 0 0