Danh mục

Phát triển du lịch bền vững tại Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 592.13 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Phát triển du lịch bền vững tại Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức" đã xác định những thách thức mà ngành du lịch Sầm Sơn cần phải khắc phục như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, hiện tượng chặt chém, chèo kéo du khách, vấn đề thu gom và xử lý rác thải tại các bãi biển và các điểm du lịch,… Từ thực trạng đó, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp ngành du lịch Sầm Sơn phát triển theo hướng bền vững hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển du lịch bền vững tại Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Cơ hội và thách thứcPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI SẦM SƠN, TỈNH THANH HOÁ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Nguyễn Thị Mỹ Vân Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp, được các tạp chí du lịch thế giới bình chọn và vinh danh. Trongnhững năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và xác định du lịch biển là ngành quan trọngtrong tổng thể nền kinh tế biển của Việt Nam. Tuy nhiên, du lịch biển ở Việt Nam phát triển chưatương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa mang tính bền vững. Bài báo này được phân tích dựa trêndữ liệu khảo sát 50 khách du lịch và 50 người làm dịch vụ du lịch tại Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Kếtquả khảo sát cho thấy du khách đánh giá cao về chất lượng du lịch tại Sầm Sơn thông qua các tiêuchí như số lần đến, số ngày lưu trú, sản phẩm du lịch, thái độ nhân viên phục vụ,… Bên cạnh đó, dữliệu khảo sát cũng đã xác định những thách thức mà ngành du lịch Sầm Sơn cần phải khắc phục nhưvấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, hiện tượng chặt chém, chèo kéo du khách, vấn đề thu gom và xử lýrác thải tại các bãi biển và các điểm du lịch,… Từ thực trạng đó, nghiên cứu đã đề xuất một số kiếnnghị nhằm giúp ngành du lịch Sầm Sơn phát triển theo hướng bền vững hơn. Từ khóa: Du lịch bền vững; Điểm du lịch; Kinh tế biển; Sầm Sơn; Tỉnh Thanh Hóa. Abstract Sustainable tourism development in Sam Son, Thanh Hoa province: Oppotunity and challenge Vietnam has many beautiful beaches, voted and honored by world travel magazines. Over theyears, the Vietnamese Party and State have always paid attention to and identified marine tourismas an important industry in the overall marine economy of Viet Nam. However, the development ofmarine tourism in Vietnam has not been commensurate with its potential and advantages, and isnot sustainable. This article is analyzed based on survey data of 50 tourists and 50 people workingin tourism services in Sam Son, Thanh Hoa province. The survey results show that tourists highlyappreciate the quality of tourism in Sam Son through criteria such as number of visits, number ofdays of stay, tourism products, attitude of service staff,... Besides, the survey data also identifiedchallenges that the Sam Son tourism industry needs to overcome, such as food safety and hygiene,persistent stalking phenomenon following tourists to sell goods, waste collection and treatmentproblems. From that situation, the study has proposed a number of recommendations to help SamSon tourism industry develop in a more sustainable way. Keywords: Sustainable tourism; Tourism site; Marine economy; Sam Son; Thanh Hoaprovince. 1. Đặt vấn đề Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển với bờ biển dài vàhơn 125 bãi tắm biển đẹp, được nhiều tạp chí du lịch thế giới bình chọn và vinh danh. Trong nhữngnăm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và xác định du lịch biển là ngành quan trọng trongtổng thể nền kinh tế biển của Việt Nam, định hướng đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnhvề kinh tế biển, giàu từ biển, lấy kinh tế biển làm động lực thúc đẩy kinh tế cả nước, thúc đẩy cácvùng khác phát triển; Bảo đảm phát triển bền vững, kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường và bảođảm quốc phòng - an ninh. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 209Chính phủ phê duyệt đã xác định: Du lịch biển, đảo là một trong 4 dòng sản phẩm chủ đạo của dulịch Việt Nam [1]. Tuy nhiên, du lịch biển ở Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng,lợi thế, chưa mang tính bền vững. Phát triển du lịch bền vững là xu hướng chủ đạo của nhiều quốc gia trên thế giới và cũng làmột trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Một trongcác tiêu chí lớn nhất để đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch tại một địa phương là việcbảo tồn, duy trì nguồn tài nguyên sinh thái và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của con người trongquá trình thực hiện hoạt động du lịch lên môi trường. Phát triển du lịch bền vững phải bảo đảmđược rằng các tài nguyên du lịch của địa phương như các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, giátrị văn hóa,... không bị tác động tiêu cực, không gây ra hao hụt các giá trị nguyên bản hay tác độngxấu cho việc khai thác chúng trong lâu dài [2]. Sầm Sơn là trung tâm du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9 km, từCửa Hới (Sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc), là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam[3]. Các bãi biển ở đây đều có đặc điểm chung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoai thoải, bãi cát trắngmịn, sóng biển êm dịu, nước biển ấm và trong xanh,... Vì vậy du lịch nghỉ dưỡng biển được xem làthế mạnh của Sầm Sơn. Đây cũng là sản phẩm cốt lõi thúc đẩy sự phát triển du lịch Sầm Sơn nhữngnăm qua. Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển du lịch biển tại Sầm Sơn theo hướng bền vững hơnlà vấn đề quan tâm của chính quyền cũng như người dân địa phương và du khách. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận Luật Du lịch năm 2017 của Việt Nam đưa ra một số khái niệm cơ bản sau: - Du lịchlà các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thườngxuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng,giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. - Khách dulịchlà người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việcđể nhận thu nhập ở nơi đến. - Hoạt động du lịchlà hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch vàcơ quan, tổ chức, cá nhâ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: