Danh mục

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 266.34 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về bản sắc cộng đồng địa phương, trong đó dân cư địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa cộng đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG NGƯỜI THÁI HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA ThS. Lê Bá Thành1 Tóm tắt: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trảinghiệm về bản sắc cộng đồng địa phương, trong đó dân cư địa phương tham gia trực tiếpvào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch và cótrách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa cộng đồng. Với thế mạnh vềcảnh quan sinh thái tự nhiên và giá trị văn hóa truyền thống người Thái được bảo tồn khánguyên vẹn, Bá Thước là một trong 11 huyện miền núi xứ Thanh phát triển mạnh mẽ môhình du lịch cộng đồng. Việc khách du lịch tham gia trực tiếp vào các hoạt động cộngđồng địa phương đã và đang làm cho Bá Thước phải đối mặt với nguy cơ mai một các giátrị văn hóa truyền thống và phá vỡ cảnh quan tự nhiên. Bài toán phát triển du lịch cộngđồng gắn với việc bảo tồn văn hóa truyền thống đang đặt ra cấp bách. Từ khóa: Du lịch cộng đồng, tài nguyên du lịch, giá trị văn hóa truyền thống,người Thái, Bá Thước… 1. Đặt vấn đề Bá Thước là một trong 11 huyện miền núi ở Thanh Hóa, nằm trên độ cao 1000 mvề phía Tây Bắc. Con sông Mã từ Lào chảy về, qua huyện Mường Lát, Quan Hóa, đếnđịa phận huyện Bá Thước dòng sông chảy vào giữa huyện, chia cắt Bá Thước thành haivùng là Bắc sông Mã và Nam sông Mã. Trong lịch sử, sông Mã là huyết mạch giaothông nối liền các vùng, miền, địa phương trong tỉnh. Trong tâm khảm người dân xứThanh, sông Mã còn được ví như con thuyền chở các giá trị văn hóa, là cầu nối khônggian văn hóa các vùng, miền trong tỉnh. Dọc chiều dài sông Mã có nhiều vị trí nhậpdòng, chia dòng, nơi ấy chính là các ngã ba sông, đồng thời cũng là những nút giaothông quan trọng, điểm diễn ra các hoạt động giao thương buôn bán. Và trên hết đó lànơi giao thoa của các dòng chảy văn hóa. Địa phận Cành Nàng, Bá Thước là một trongcác ngã ba sông ấy. Lịch sử nhân loại đã chứng minh, các nền văn minh cổ thường cóphát tích từ ngã ba các con sông lớn, nếu chúng ta xem ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì, tỉnhPhú Thọ là nơi giao điểm của vùng trung du Bắc Bộ, thì ngã ba Đồng Tâm hay La Hán -Cành Nàng, huyện Bá Thước là giao điểm, nơi gặp gỡ, giao thoa văn hóa của ba dân tộclớn nhất xứ Thanh: Mường - Thái - Kinh. Sự giao thoa này đã góp phần làm cho văn1 Phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 83 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨUhóa truyền thống của huyện Bá Thước khá đa dạng, điển hình. Có thể tìm thấy trong vănhóa của người Kinh có yếu tố văn hóa Mường, Thái, trong văn hóa Thái có yếu tố vănhóa Mường... Theo thống kê dân số năm 2014, Bá Thước có khoảng 96.390 khẩu, trong đódân tộc Mường có 49.826 khẩu (chiếm 50,6%), dân tộc Thái 31.501 khẩu (chiếm32,7%), dân tộc Kinh 14.941 nhân khẩu (chiếm 15,55%). Xét về số dân, người Thái trênđất Bá Thước không phải là dân tộc có số dân đông nhất nhưng những gì người Thái đểlại cho thấy họ có một đóng góp quan trọng trong việc hình thành sắc thái văn hóa địaphương Bá Thước, xứ Thanh và dân tộc. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa tìm thấy thông tin hay cơ sở khoa học chínhxác về tổ tiên người Thái đến Bá Thước vào thời điểm nào. Hiện có hai quan điểmchúng ta có thể tạm chấp nhận. Quan điểm thứ nhất cho rằng, tổ tiên người Thái đã đặtchân đến vùng đất này hàng nghìn năm trước, minh chứng được tìm thấy trong cơ tầngvăn hóa của người Thái như Toi ắm óc nặm đin2 nhắc lại ký ức về thời Hồng Thủy, hayBá Thước là nơi phát hiện nhiều trống đồng thời kỳ Đông Sơn… phần nào cho phép xácđịnh bước đầu về sự xuất hiện, phát triển liên tục của người Thái. Quan điểm thứ haicủa một số nhà nghiên cứu về dân tộc học, điển hình trong công trình “Các tộc người ởViệt Nam” của tác giả Bùi Xuân Đính, tr.173 cho rằng, do các đợt thiên di xuống phíaNam của người Thái ở vùng Sipsxoongpànna3, đến thế kỷ X, nhóm Thái Đen vào TâyBắc Việt Nam trong đó có vùng Thanh - Nghệ. Ở Bá Thước, việc phân biệt hai nhómThái Đen và Thái Trắng không rõ ràng như vùng Tây Bắc nhưng người Thái đều khẳngđịnh họ có quan hệ gần gũi, chặt chẽ với người Thái ở vùng Tây Bắc. Quá trình tụ cư, sinh tồn và phát triển liên tục trong lịch sử, lại sinh sống trênmột địa bàn có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn bậc nhất xứ Thanh, chính là cơ sở, điềukiện cho người Thái Bá Thước còn gìn giữ được khá tốt các giá trị văn hóa truyềnthống, nhiều làng bản vẫn còn nguyên giá trị. Trong chiến lược phá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: