Phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thực trạng và những vấn đề đặt ra
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 323.22 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thực trạng và những vấn đề đặt ra" sẽ phân tích thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nêu những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống logistics của Vùng đến năm 2030. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thực trạng và những vấn đề đặt ra PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TS. Phạm Nguyên Minh - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (Vùng) có tiềm năng và lợi thế phát triển logistics. Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng logistics của Vùng đã dần được hoàn thiện, các loại hình dịch vụ logistics ngày càng đa dạng phong phú, số lượng doanh nghiệp logistics ngày càng tăng. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống logistics của Vùng còn một số hạn chế như chất lượng dịch vụ logistics còn thấp và giá cao, doanh nghiệp logistics vẫn chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bài viết sẽ phân tích thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nêu những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống logistics của Vùng đến năm 2030. Từ khóa: Hệ thống logistics, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thực trạng, phát triển, vấn đề đặt ra 1. Thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế của dịch vụ logistics, vùng KTTĐMT đã chú trọng vào xây dựng và phát triển dịch vụ logistics. Các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương từng bước xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển dịch vụ logistics. Nhiều doanh nghiệp logistics đã được thành lập nhằm cung cấp dịch vụ logistics và từng bước hình thành chuỗi cung ứng hàng hoá, dịch vụ tới các vùng miền trong cả nước và tới các nước trên thế giới. Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, như Nghị định số 140/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics; Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải đến năm 2020; Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2015 phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh logistics tại Việt Nam (thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP…, các địa phương trong vùng KTTĐMT ban hành và thực thi các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics, chính sách phát triển doanh nghiệp logistics… Tuy chính sách phát triển logistics chưa đầy đủ, đồng bộ và chưa theo kịp thực tiễn hoạt động logistics 100 trong hội nhập nhưng đã tạo được cơ sở pháp lý nhất định để điều chỉnh hoạt động logistics trên thị trường. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp logistics, điểm trung bình của các chính sách là: Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics đạt 3,034; chính sách phát triển các doanh nghiệp logistics đạt 3,043; chính sách phát triển nguồn nhân lực logistics đạt 2,925; chính sách phát triển thị trường và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics đạt 3,000; chính sách đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực đạt 2,879; chính sách thu hút nguồn nhân lực logistics đạt 2,978. Hệ thống logistics của Vùng được quan tâm và chú trọng đầu tư nhiều hơn từ năm 2014 (năm đầu tiên thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐMT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030). Năm 2016, vùng KTTĐMT đã có bước đột phá trong phát triển logistics. Các tỉnh, thành phố của Vùng liên kết xây dựng hệ thống và trung tâm logistics làm động lực cho sự phát triển bền vững của Vùng trong xu thế hội nhập quốc tế, chú trọng phát triển thương mại thông qua vận tải xuyên biên giới tuyến HLKTĐT. Hệ thống logistics vùng KTTĐMT phát triển khá nhanh. Các yếu tố cấu thành logistics của Vùng đều đạt điểm trung bình ở mức khá (Hình 1.1). Hình 1.1. Các yếu tố cấu thành logistics vùng KTTĐMT Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp cung cấp logistics vùng KTTĐMT (96 doanh nghiệp), Học viện Chính trị khu vực I, tháng 5/2019 Hình thức dịch vụ logistics ngày càng đa dạng, phong phú với trên 20 loại hình dịch vụ. Trong đó, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất là dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ đạt 22,5%, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa đạt 10,8%, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển đạt 6,9%, dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải đạt 6,4%... Theo kết quả điều tra 158 doanh nghiệp sử dụng 101 dịch vụ logistics vùng KTTĐMT thì điểm trung bình đa dạng hóa các dịch vụ của Vùng là 3,234. Doanh nghiệp logistics ngày càng gia tăng, từ 19 doanh nghiệp năm 2006 tăng lên 32 doanh nghiệp năm 2010 và lên tới 63 doanh nghiệp năm 2019. Năng lực của các doanh nghiệp logistics vùng KTTĐMT ngày càng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thực trạng và những vấn đề đặt ra PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TS. Phạm Nguyên Minh - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (Vùng) có tiềm năng và lợi thế phát triển logistics. Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng logistics của Vùng đã dần được hoàn thiện, các loại hình dịch vụ logistics ngày càng đa dạng phong phú, số lượng doanh nghiệp logistics ngày càng tăng. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống logistics của Vùng còn một số hạn chế như chất lượng dịch vụ logistics còn thấp và giá cao, doanh nghiệp logistics vẫn chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bài viết sẽ phân tích thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nêu những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống logistics của Vùng đến năm 2030. Từ khóa: Hệ thống logistics, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thực trạng, phát triển, vấn đề đặt ra 1. Thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế của dịch vụ logistics, vùng KTTĐMT đã chú trọng vào xây dựng và phát triển dịch vụ logistics. Các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương từng bước xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển dịch vụ logistics. Nhiều doanh nghiệp logistics đã được thành lập nhằm cung cấp dịch vụ logistics và từng bước hình thành chuỗi cung ứng hàng hoá, dịch vụ tới các vùng miền trong cả nước và tới các nước trên thế giới. Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, như Nghị định số 140/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics; Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải đến năm 2020; Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2015 phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh logistics tại Việt Nam (thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP…, các địa phương trong vùng KTTĐMT ban hành và thực thi các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics, chính sách phát triển doanh nghiệp logistics… Tuy chính sách phát triển logistics chưa đầy đủ, đồng bộ và chưa theo kịp thực tiễn hoạt động logistics 100 trong hội nhập nhưng đã tạo được cơ sở pháp lý nhất định để điều chỉnh hoạt động logistics trên thị trường. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp logistics, điểm trung bình của các chính sách là: Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics đạt 3,034; chính sách phát triển các doanh nghiệp logistics đạt 3,043; chính sách phát triển nguồn nhân lực logistics đạt 2,925; chính sách phát triển thị trường và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics đạt 3,000; chính sách đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực đạt 2,879; chính sách thu hút nguồn nhân lực logistics đạt 2,978. Hệ thống logistics của Vùng được quan tâm và chú trọng đầu tư nhiều hơn từ năm 2014 (năm đầu tiên thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐMT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030). Năm 2016, vùng KTTĐMT đã có bước đột phá trong phát triển logistics. Các tỉnh, thành phố của Vùng liên kết xây dựng hệ thống và trung tâm logistics làm động lực cho sự phát triển bền vững của Vùng trong xu thế hội nhập quốc tế, chú trọng phát triển thương mại thông qua vận tải xuyên biên giới tuyến HLKTĐT. Hệ thống logistics vùng KTTĐMT phát triển khá nhanh. Các yếu tố cấu thành logistics của Vùng đều đạt điểm trung bình ở mức khá (Hình 1.1). Hình 1.1. Các yếu tố cấu thành logistics vùng KTTĐMT Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp cung cấp logistics vùng KTTĐMT (96 doanh nghiệp), Học viện Chính trị khu vực I, tháng 5/2019 Hình thức dịch vụ logistics ngày càng đa dạng, phong phú với trên 20 loại hình dịch vụ. Trong đó, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất là dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ đạt 22,5%, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa đạt 10,8%, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển đạt 6,9%, dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải đạt 6,4%... Theo kết quả điều tra 158 doanh nghiệp sử dụng 101 dịch vụ logistics vùng KTTĐMT thì điểm trung bình đa dạng hóa các dịch vụ của Vùng là 3,234. Doanh nghiệp logistics ngày càng gia tăng, từ 19 doanh nghiệp năm 2006 tăng lên 32 doanh nghiệp năm 2010 và lên tới 63 doanh nghiệp năm 2019. Năng lực của các doanh nghiệp logistics vùng KTTĐMT ngày càng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Phát triển hệ thống logistics quốc gia Phát triển hệ thống logistics miền Trung Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Doanh nghiệp logistics Chất lượng dịch vụ logisticsGợi ý tài liệu liên quan:
-
15 trang 131 0 0
-
Định hướng phát triển ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
10 trang 95 0 0 -
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 1
342 trang 83 1 0 -
Kinh tế thủ đô Hà Nội năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2024
8 trang 66 0 0 -
4 trang 63 0 0
-
Chuyển đổi số hoạt động quản lý và đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam
8 trang 59 0 0 -
13 trang 55 0 0
-
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 2
178 trang 49 0 0 -
Tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số - Vận dụng và giải pháp
9 trang 48 0 0 -
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia - Kinh tế truyền thông: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm
890 trang 47 1 0