Phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 99.88 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài báo này đề cập đến các biện pháp phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính ở trường mầm non hòa nhập trên cơ sở phát huy các điểm mạnh của trẻ và hướng đến mục tiêu giúp trẻ đọc hiểu. Các biện pháp bao gồm: Tạo môi trường giàu kích thích trẻ học đọc; tăng cường các hoạt động cùng trẻ đọc sách, xem tranh; sử dụng trò chơi học tập; tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm với biểu tượng, tranh, chữ cái, sách, truyện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi ở trường mầm non hòa nhậpJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0130Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 217-223This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TIỀN ĐỌC CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HÒA NHẬP Bùi Thị Lâm Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phát triển kĩ năng tiền đọc là một mục tiêu giáo dục cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1. Nội dung bài báo này đề cập đến các biện pháp phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính ở trường mầm non hòa nhập trên cơ sở phát huy các điểm mạnh của trẻ và hướng đến mục tiêu giúp trẻ đọc hiểu. Các biện pháp bao gồm: tạo môi trường giàu kích thích trẻ học đọc; tăng cường các hoạt động cùng trẻ đọc sách, xem tranh; sử dụng trò chơi học tập; tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm với biểu tượng, tranh, chữ cái, sách, truyện. Từ khóa: Kĩ năng tiền đọc, giáo dục hòa nhập, trẻ khiếm thính, trường mầm non.1. Mở đầu Phát triển ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng hàng đầu trong giáo dục cho trẻ em lứa tuổimầm non. Đặc biệt ở giai đoạn 5 - 6 tuổi, giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1, hình thànhvà phát triển kĩ năng tiền đọc - viết là một nội dung của việc chuẩn bị ngôn ngữ để trẻ bước vàohọc tập ở trường phổ thông. Các nghiên cứu về trẻ mầm non đã phát hiện ra rằng trẻ có nhiều cơ hội nói chuyện, đọcsách và chơi cùng người lớn tại gia đình thì kết quả học tập tại trường mầm non và trường tiểu họcđược cải thiện rõ rệt [3]. Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra đề xuất là trường mầm non nên lập kếhoạch thực hiện chương trình hỗ trợ đọc viết thông qua chơi, trải nghiệm, nhằm chuẩn bị tốt chotrẻ vào tiểu học (Hyson, Tomlinson, 2014) [3]. Với trẻ khiếm thính, việc chuẩn bị các kĩ năng tiền đọc trước khi vào lớp 1 là rất cần thiếtđể giúp trẻ học tập có kết quả ở trường phổ thông. Những khó khăn, hạn chế về ngôn ngữ nói cóảnh hưởng đến quá trình hình thành kĩ năng tiền đọc của trẻ khiếm thính, nếu không được hỗ trợphù hợp các em sẽ rất khó đạt được kĩ năng này. Trong môi trường giáo dục hòa nhập, nhà giáodục cần hiểu các nhu cầu cá nhân của từng trẻ, từ đó có các biện pháp hỗ trợ phù hợp để tất cả trẻem đều có thể học tập và thành công. Mặc dù vậy, hiểu biết về hỗ trợ trẻ khiếm thính nói chung,hỗ trợ nâng cao kĩ năng tiền đọc các em là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam. Quá trình học đọc của trẻ khiếm thính có những điểm mạnh và thách thức riêng [6] đòi hỏigia đình, giáo viên, người hỗ trợ tìm kiếm cách thức hỗ trợ phù hợp cho trẻ. Cũng như tất cả trẻ emNgày nhận bài: 15/5/2015 Ngày nhận đăng: 10/8/2015Liên hệ: Bùi Thị Lâm, e-mail: lambt@hnue.edu.vn 217 Bùi Thị Lâmkhác, trẻ khiếm thính cũng có sự đa dạng về khả năng, kinh nghiệm, cách học ưa thích, thái độ. . .Do vậy, các hoạt động, những hướng dẫn cho trẻ trong lớp học hòa nhập cần được điều chỉnh chophù hợp với trẻ và giúp trẻ học đọc trong các tình huống có ý nghĩa.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm kĩ năng tiền đọc và phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi Đọc, viết là những kĩ năng quan trọng, là cơ sở để trẻ lĩnh hội tri thức, trưởng thành tronghọc vấn và kinh nghiệm sống. Trường mầm non không có nhiệm vụ dạy trẻ đọc nhưng phải chuẩnbị những kĩ năng tiền đọc cho trẻ. Công việc này được tiến hành suốt giai đoạn mầm non, đặc biệtlà giai đoạn 5 - 6 tuổi. Kĩ năng tiền đọc của trẻ em được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên các tácgiả như Marie Clay, J. Piaget. . . đều cho rằng tiền đọc là khả năng khởi đầu cho việc đọc trước khitrẻ có thể đọc một cách thực thụ. Nó được coi như là một sự cố gắng nỗ lực đầu tiên của đứa trẻtrong việc thực hiện hành vi đọc. Việc hình thành và phát triển kĩ năng tiền đọc là nền tảng quantrọng cho sự phát triển các năng lực học tập sau này của trẻ, giúp trẻ có nhiều thuận lợi hơn trongviệc học đọc viết. Như vậy, có thể hiểu kĩ năng tiền đọc là những kĩ năng mà trẻ có được trước khi biết đọc vàhiểu được những con chữ, con số có ý nghĩa. Thông qua kĩ năng tiền đọc trẻ hình thành được nănglực nhận biết chữ cái và con số, là cầu nối để trẻ học đọc. Hay nói cách khác kĩ năng tiền đọc làmột phần của khâu chuẩn bị cho trẻ học đọc trước khi trẻ bước vào trường phổ thông. Phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi là quá trình tác động sư phạmnhằm phát triển các kĩ năng chuẩn bị cho trẻ học đọc trước khi vào trường phổ thông.2.2. Đặc điểm phát triển kĩ năng tiền đọc của trẻ khiếm thính Học đọc là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều kĩ năng liên quan với nhau như: xemtranh ảnh và kể về nội dung tranh ảnh đó; hiểu những kí hiệu như kí hiệu nhà vệ sinh, lối ra vào,các góc học tập. . . ; nhận biết và gọi tên các chữ cái trong bảng chữ cái; hiểu sự liên kết giữa cácâm và chữ cái trong bảng chữ cái; hiểu các từ đơn giản; biết tiếng Việt đọc từ trái sang phải. . . [5]. Có rất nhiều điểm tương đồng giữa sự phát triển kĩ năng tiền đọc - viết ở trẻ em nghe bìnhthường với trẻ khiếm thính (Ewoldt 1985; Padden và Ramsey 1993; Rottenberg 2001; Sandra 2005,) [4]. Trẻ khiếm thính cũng cần hình thành tất cả kĩ năng tiền đọc như các trẻ em khác để có thểtrở thành người biết đọc. Tuy nhiên, quá trình hình thành các kĩ năng tiền đọc ở trẻ khiếm thínhcó thể có những khác biệt về thời gian hoặc cách thức học tập và biểu hiện của kĩ năng. Trẻ khiếmthính mặc dù có khiếm khuyết về thính giác, nhưng trẻ có khả năng tri giác thị giác khá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi ở trường mầm non hòa nhậpJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0130Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 217-223This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TIỀN ĐỌC CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HÒA NHẬP Bùi Thị Lâm Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phát triển kĩ năng tiền đọc là một mục tiêu giáo dục cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1. Nội dung bài báo này đề cập đến các biện pháp phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính ở trường mầm non hòa nhập trên cơ sở phát huy các điểm mạnh của trẻ và hướng đến mục tiêu giúp trẻ đọc hiểu. Các biện pháp bao gồm: tạo môi trường giàu kích thích trẻ học đọc; tăng cường các hoạt động cùng trẻ đọc sách, xem tranh; sử dụng trò chơi học tập; tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm với biểu tượng, tranh, chữ cái, sách, truyện. Từ khóa: Kĩ năng tiền đọc, giáo dục hòa nhập, trẻ khiếm thính, trường mầm non.1. Mở đầu Phát triển ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng hàng đầu trong giáo dục cho trẻ em lứa tuổimầm non. Đặc biệt ở giai đoạn 5 - 6 tuổi, giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1, hình thànhvà phát triển kĩ năng tiền đọc - viết là một nội dung của việc chuẩn bị ngôn ngữ để trẻ bước vàohọc tập ở trường phổ thông. Các nghiên cứu về trẻ mầm non đã phát hiện ra rằng trẻ có nhiều cơ hội nói chuyện, đọcsách và chơi cùng người lớn tại gia đình thì kết quả học tập tại trường mầm non và trường tiểu họcđược cải thiện rõ rệt [3]. Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra đề xuất là trường mầm non nên lập kếhoạch thực hiện chương trình hỗ trợ đọc viết thông qua chơi, trải nghiệm, nhằm chuẩn bị tốt chotrẻ vào tiểu học (Hyson, Tomlinson, 2014) [3]. Với trẻ khiếm thính, việc chuẩn bị các kĩ năng tiền đọc trước khi vào lớp 1 là rất cần thiếtđể giúp trẻ học tập có kết quả ở trường phổ thông. Những khó khăn, hạn chế về ngôn ngữ nói cóảnh hưởng đến quá trình hình thành kĩ năng tiền đọc của trẻ khiếm thính, nếu không được hỗ trợphù hợp các em sẽ rất khó đạt được kĩ năng này. Trong môi trường giáo dục hòa nhập, nhà giáodục cần hiểu các nhu cầu cá nhân của từng trẻ, từ đó có các biện pháp hỗ trợ phù hợp để tất cả trẻem đều có thể học tập và thành công. Mặc dù vậy, hiểu biết về hỗ trợ trẻ khiếm thính nói chung,hỗ trợ nâng cao kĩ năng tiền đọc các em là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam. Quá trình học đọc của trẻ khiếm thính có những điểm mạnh và thách thức riêng [6] đòi hỏigia đình, giáo viên, người hỗ trợ tìm kiếm cách thức hỗ trợ phù hợp cho trẻ. Cũng như tất cả trẻ emNgày nhận bài: 15/5/2015 Ngày nhận đăng: 10/8/2015Liên hệ: Bùi Thị Lâm, e-mail: lambt@hnue.edu.vn 217 Bùi Thị Lâmkhác, trẻ khiếm thính cũng có sự đa dạng về khả năng, kinh nghiệm, cách học ưa thích, thái độ. . .Do vậy, các hoạt động, những hướng dẫn cho trẻ trong lớp học hòa nhập cần được điều chỉnh chophù hợp với trẻ và giúp trẻ học đọc trong các tình huống có ý nghĩa.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm kĩ năng tiền đọc và phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi Đọc, viết là những kĩ năng quan trọng, là cơ sở để trẻ lĩnh hội tri thức, trưởng thành tronghọc vấn và kinh nghiệm sống. Trường mầm non không có nhiệm vụ dạy trẻ đọc nhưng phải chuẩnbị những kĩ năng tiền đọc cho trẻ. Công việc này được tiến hành suốt giai đoạn mầm non, đặc biệtlà giai đoạn 5 - 6 tuổi. Kĩ năng tiền đọc của trẻ em được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên các tácgiả như Marie Clay, J. Piaget. . . đều cho rằng tiền đọc là khả năng khởi đầu cho việc đọc trước khitrẻ có thể đọc một cách thực thụ. Nó được coi như là một sự cố gắng nỗ lực đầu tiên của đứa trẻtrong việc thực hiện hành vi đọc. Việc hình thành và phát triển kĩ năng tiền đọc là nền tảng quantrọng cho sự phát triển các năng lực học tập sau này của trẻ, giúp trẻ có nhiều thuận lợi hơn trongviệc học đọc viết. Như vậy, có thể hiểu kĩ năng tiền đọc là những kĩ năng mà trẻ có được trước khi biết đọc vàhiểu được những con chữ, con số có ý nghĩa. Thông qua kĩ năng tiền đọc trẻ hình thành được nănglực nhận biết chữ cái và con số, là cầu nối để trẻ học đọc. Hay nói cách khác kĩ năng tiền đọc làmột phần của khâu chuẩn bị cho trẻ học đọc trước khi trẻ bước vào trường phổ thông. Phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi là quá trình tác động sư phạmnhằm phát triển các kĩ năng chuẩn bị cho trẻ học đọc trước khi vào trường phổ thông.2.2. Đặc điểm phát triển kĩ năng tiền đọc của trẻ khiếm thính Học đọc là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều kĩ năng liên quan với nhau như: xemtranh ảnh và kể về nội dung tranh ảnh đó; hiểu những kí hiệu như kí hiệu nhà vệ sinh, lối ra vào,các góc học tập. . . ; nhận biết và gọi tên các chữ cái trong bảng chữ cái; hiểu sự liên kết giữa cácâm và chữ cái trong bảng chữ cái; hiểu các từ đơn giản; biết tiếng Việt đọc từ trái sang phải. . . [5]. Có rất nhiều điểm tương đồng giữa sự phát triển kĩ năng tiền đọc - viết ở trẻ em nghe bìnhthường với trẻ khiếm thính (Ewoldt 1985; Padden và Ramsey 1993; Rottenberg 2001; Sandra 2005,) [4]. Trẻ khiếm thính cũng cần hình thành tất cả kĩ năng tiền đọc như các trẻ em khác để có thểtrở thành người biết đọc. Tuy nhiên, quá trình hình thành các kĩ năng tiền đọc ở trẻ khiếm thínhcó thể có những khác biệt về thời gian hoặc cách thức học tập và biểu hiện của kĩ năng. Trẻ khiếmthính mặc dù có khiếm khuyết về thính giác, nhưng trẻ có khả năng tri giác thị giác khá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kĩ năng tiền đọc Giáo dục hòa nhập Trẻ khiếm thính Trường mầm non Phát triển kĩ năng tiền đọc Trường mầm non hòa nhậpGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 106 0 0
-
4 trang 84 0 0
-
50 trang 73 0 0
-
14 trang 52 1 0
-
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 1 - Bùi Khánh Ly
6 trang 43 0 0 -
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 2 - Bùi Khánh Ly
10 trang 42 0 0 -
3 trang 39 0 0
-
Giáo trình nghề Giáo viên mầm non
81 trang 33 0 0 -
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 3 - Bùi Khánh Ly
12 trang 26 0 0 -
Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT
23 trang 26 0 0