Danh mục

Phát triển kĩ năng xã hội cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ cấp trung học cơ sở thông qua hoạt động STEAM

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 828.70 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phát triển kĩ năng xã hội cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ cấp trung học cơ sở thông qua hoạt động STEAM nêu ra những vấn đề trong giáo dục STEAM bao gồm các vai trò, ý nghĩa giáo dục STEAM, nguyên tắc giáo dục STEAM, phương pháp giáo dục STEAM, một số biện pháp giáo dục STEAM và vai trò của giáo viên trong dạy học STEAM nhằm phát triển kĩ năng xã hội cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ cấp trung học cơ sở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kĩ năng xã hội cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ cấp trung học cơ sở thông qua hoạt động STEAMHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0119Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 50-59This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG STEAM Trần Thị Bích Ngọc1*, Đỗ Thị Thảo1, Trần Tuyết Anh1, Trần Thị Giang2 và Lê Thị Phương3 1 Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trung tâm Trợ giúp xã hội Tâm Phúc, Hà Nội. 3 Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội. Tóm tắt. Học sinh rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) cấp trung học cơ sở gặp rất nhiều khó khăn trong các kĩ năng xã hội. Thông qua các hoạt động giáo dục STEAM, nếu giáo viên có những biện pháp cụ thể sẽ giúp phát triển kĩ năng xã hội tốt hơn cho học sinh RLPTK như kĩ năng tương tác và giao tiếp xã hội bằng lời hoặc không lời, phát triển và duy trì các mối quan hệ liên cá nhân. Bài viết này nêu ra những vấn đề trong giáo dục STEAM bao gồm các vai trò, ý nghĩa giáo dục STEAM, nguyên tắc giáo dục STEAM, phương pháp giáo dục STEAM, một số biện pháp giáo dục STEAM và vai trò của giáo viên trong dạy học STEAM nhằm phát triển kĩ năng xã hội cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ cấp trung học cơ sở. Từ khoá: Giáo dục STEAM, học sinh rối loạn phổ tự kỉ, kĩ năng xã hội, biện pháp giáo dục STEAM, STEM.1. Mở đầu Hoạt động của mỗi người mang bản chất xã hội nên cần có các kĩ năng xã hội (KNXH) đểtồn tại và phát triển, tất cả những kĩ năng xã hội giúp các nhân có thể liên kết hoặc mở rộng cácmối quan hệ trong xã hội, Frank M. Gresham và Elliott (1990) [1]. Mỗi cá nhân cần có 3phương diện xã hội như (1) mối quan hệ với chính bản thân mình, đó là cần phải hiểu bản thânmình là ai, mình cần gì và có gì; (2) mối quan hệ với người khác, với xã hội, đó là cần xác địnhvà biết thiết lập các mối quan hệ xung quanh để sống hài hòa; (3) mối quan hệ với tự nhiên, đólà ý thức về việc bảo vệ và xây dựng môi trường theo quy luật tự nhiên [1]. Các KNXH tác động mạnh mẽ đến chất và lượng của mỗi con người. KNXH giúp mỗi cánhân sẽ tự tin vào bản thân đạt được nguyện vọng hay mong muốn trong giao tiếp hay trongcuộc sống và đạt được hiệu quả nhất định, Ronald E. Riggio (1986). KNXH gồm có 04 kĩ năngcơ bản là: kĩ năng biểu cảm cảm xúc, kĩ năng nhạy cảm cảm xúc, kĩ năng biểu cảm xã hội, kĩnăng nhạy cảm xã hội [2]. Học sinh rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) thiếu hụt về KNXH sẽ bị cản trở học tập và hoạt độngtrong các lớp học hòa nhập, Kee Jiar Yeo, Kie Yin Teng (2015) [3]. Sự thiếu hụt về KNXH bao gồm những khó khăn trong tương tác xã hội và giao tiếp bằnglời/không lời và những thách thức trong việc phát triển và duy trì các mối quan hệ giữa các cánhân (Schroeder và cộng sự, 2014) [4]. Do học sinh RLPTK bị thiếu hụt các kĩ năng giao tiếpNgày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 2/11/2022. Ngày nhận đăng: 29/11/2022.Tác giả liên hệ: Trần Thị Bích Ngọc. Địa chỉ e-mail: ngoctransta@gmail.com50 Phát triển kĩ năng xã hội cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ cấp trung học cơ sở thông qua hoạt động STEAMcó thể bị tác động bởi các sắc thái hội thoại, chẳng hạn như điều chỉnh lựa chọn chủ đề tròchuyện phù hợp với nhu cầu của người nghe hoặc ngữ cảnh xã hội và việc sử dụng ánh mắt đểtheo dõi sự lần lượt của cuộc hội thoại. Kết quả là, kĩ năng giao tiếp xã hội càng bị suy giảm,làm cản trở việc làm chủ các KNXH cần thiết để khởi đầu, nuôi dưỡng và duy trì tình bạn(MacKay và cộng sự, 2007; Orsmond và cộng sự, 2004) [5] [6]. Do sự thiếu hụt giao tiếp xãhội, các can thiệp cho thanh thiếu niên RLPTK thường nhắm vào phát triển nhiều kĩ năng giaotiếp xã hội (ví dụ: bắt đầu cuộc trò chuyện, diễn giải nét mặt, v.v.) (Spain & Blainey, 2015) [7].Julia M. Hochman (2015) đã khẳng định, các nhà giáo dục cần nhận ra tầm quan trọng của việcsử dụng các kĩ thuật dựa trên bằng chứng để cải thiện kết quả lâu dài trong việc phát triển kĩnăng giao tiếp xã hội và hoạt động độc lập cho thanh thiếu niên RLPTK [8]. Trung tâm Pháttriển quốc gia Hoa Kỳ về RLPTK (NPDC) thúc đẩy việc sử dụng thực hành dựa trên bằngchứng cho RLPTK (NPDC, 2014) đã đưa ra danh mục đào tạo KNXH trực tiếp (SST) và hướngdẫn và can thiệp đồng đẳng (PMII) như là các chiến lược hiệu quả để giải quyết các thiếu hụt vềgiao tiếp xã hội và tương tác xã hội cho học sinh RLPTK (Wong và cộng sự, 2015) [9]. Việcdạy các kĩ năng giao tiếp xã hội theo nhóm đồng đẳng thể hiện kết quả tích cực hơn đối với trẻRLPTK tốt hơn là việc dạy 1-1 (MacKay và cộng sự, 2007; Spain & Blainey, 2015) [5] [7].Mackay và đồng nghiệp (2007) nhận thấy rằng h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: