Danh mục

Ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math trong các hoạt động làm quen với làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán theo cách tiếp cận của giáo dục STEAM trong lớp mầm non hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 831.99 KB      Lượt xem: 159      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math trong các hoạt động làm quen với làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán theo cách tiếp cận của giáo dục STEAM trong lớp mầm non hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ phân tích những đặc điểm và đề xuất cách ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math theo cách tiếp cận giáo dục STEAM trong các hoạt động làm quen với toán cho lớp mầm non hòa nhập có trẻ khuyết tật trí tuệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math trong các hoạt động làm quen với làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán theo cách tiếp cận của giáo dục STEAM trong lớp mầm non hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0126 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 123-131 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TOÁN TƯ DUY FINGER MATH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ KHÁI NIỆM SƠ ĐẲNG VỀ TOÁN THEO CÁCH TIẾP CẬN CỦA GIÁO DỤC STEAM TRONG LỚP MẦM NON HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Vương Thùy Dương1* và Nguyễn Thị Cẩm Hường2 1 Trường Mầm non Hoa Hướng Dương 2 Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục STEAM hiện nay rất được chú trọng trong nhà trường, kể cả các trường mầm non hòa nhập có trẻ khuyết tật trí tuệ. Toán học là một trong các nội dung cốt lõi của giáo dục STEAM. Việc sử dụng phương pháp toán tư duy Finger Math vào các hoạt động làm quen với toán có nhiều lợi thế trong việc thực hiện các mục tiêu hình thành biểu tượng cho trẻ mầm non và trẻ khuyết tật trí tuệ học hòa nhập. Khi tổ chức hoạt động làm quen với toán cho lớp mầm non hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ, giáo viên có thể vận dụng phương pháp toán tư duy Finger Math theo cách tiếp cận STEAM bằng cách tăng cường khai thác đặc trưng hình ảnh biểu tượng, thực hành gắn với tình huống thực tế, thực hành trải nghiệm, tăng cường tính chủ động, hợp tác của trẻ. Từ khóa: khuyết tật trí tuệ, giáo dục STEAM, phương pháp toán tư duy, Finger Math, khái niệm sơ đẳng về toán. 1. Mở đầu Hoạt động làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán (gọi tắt là hoạt động làm quen với toán) trong trường mầm non là một trong những hoạt động chủ đạo quan trọng đối với các trẻ 5 – 6 tuổi nhằm chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng học lên cấp tiểu học. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ở nhà cũng như ở trường, trẻ đã được tiếp xúc với các yếu tố toán học từ rất sớm. Bước vào các hoạt động trong lớp mầm non, trẻ không những được tri giác trực tiếp một cách có hệ thống mà còn hiểu một cách thấu đáo hơn, vững chắc và hệ thống hơn các khái niệm sơ đẳng về toán. Các hoạt động làm quen với toán giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh nhiều hơn, đồng thời góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ cả trên phương diện nhận thức, thao tác tư duy, ngôn ngữ, giao tiếp, thẩm mĩ,... [1]. Trẻ khuyết tật trí tuệ học hoà nhập cũng như các trẻ độ tuổi mầm non đều hứng thú với các hoạt động tri giác trong học tập. Các hoạt động làm quen với toán nếu được tổ chức phù hợp sẽ giúp trẻ tham gia hiệu quả, giúp mục tiêu hình thành biểu tượng sơ đẳng về toán được thực hiện tốt hơn, từ đó góp phần phát triển nhận thức, tư duy, giúp trẻ có học hòa nhập ở lớp 1 vững vàng hơn. Hiện nay, rất nhiều phương pháp phát triển tư duy, nhất là phát triển tư duy sớm cho trẻ em được chú trọng. Lĩnh vực toán học rất được quan tâm bởi toán học vốn có liên quan đến tư duy rất chặt chẽ. Việc học toán từ sớm được xem là có ích cho sự phát triển tư duy. Các phương pháp Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 2/11/2022. Ngày nhận đăng: 29/11/2022. Tác giả liên hệ: Vương Thùy Dương. Địa chỉ e-mail: mamnonhuongduong83@gmail.com 123 Vương Thùy Dương* và Nguyễn Thị Cẩm Hường toán tư duy giúp trẻ sớm tiếp cận với hoạt động liên quan đến toán học, giúp trẻ phát triển tư duy đã được đầu tư xây dựng và đưa vào nhà trường. Các chương trình, phương pháp toán tư duy được nhắc đến khá nhiều ở Việt Nam có: Finger Math, Soroban, Mathnasium, Kumon, A+, Mighty Math+, Pomath,... Khi thực hiện giáo dục STEAM trong trường mầm non, toán học là một lĩnh vực không thể thiếu. Việc dạy học toán ở bậc học mầm non theo xu hướng STEAM cũng được chú trọng và được nhiều sự quan tâm. Với đặc trưng là sử dụng tri giác trực quan ngay trên các bộ phận cơ thể, phương pháp toán tư duy Finger Math có những lợi thế riêng và được chú ý quan tâm riêng bởi tính chất phù hợp của phương pháp này với các cách tiếp cận của giáo dục STEAM và giáo dục cho trẻ khuyết tật trí tuệ. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng như các công bố về vấn đề áp dụng phương pháp toán tư duy Finger Math trong dạy học trẻ khuyết tật trí tuệ, cũng như lợi thế của Finger Math theo cách giáo dục STEAM chưa được quan tâm. Trong bài báo này, chúng tôi phân tích những đặc điểm và đề xuất cách ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math theo cách tiếp cận giáo dục STEAM trong các hoạt động làm quen với toán cho lớp mầm non hòa nhập có trẻ khuyết tật trí tuệ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hoạt động làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán trong trường mầm non hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ 2.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán Hoạt động làm quen với một số khái niệm sơ đằng về toán nhằm hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ, định hướng thế giới xung quanh một cách đầy đủ, logic và hình thành các khả năng quan sát, tìm tòi, thúc đẩy sự phát triển tư duy và ngôn ngữ [2]. Trong số các khái niệm sơ đằng về toán có nhóm biểu tượng số lượng, con số và phép đếm. Nhiệm vụ cho trẻ làm quen với các khái niệm sơ đẳng về toán liên quan đến nhóm biểu tượng này gồm: Tiếp tục hướng dẫn trẻ phép đếm xác định số lượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng của trẻ; trẻ tiếp tục làm quen với cách lập ra các số trên cơ sở so sánh các tập hợp cụ thể hơn kém nhau một đơn vị; học cách tạo các tập hợp với số lượng nhất định bằng cách thêm, bớt; trẻ học cách hình thành số tiếp theo từ số đứng trước bằng cách thêm vào một số đứng t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: