Danh mục

Phát triển kinh tế hàng hải trong quá trình đổi mới ở Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.74 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát triển kinh tế hàng hải có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của đất nước; góp phần quan trọng trong việc củng cố, giữ vững quốc phòng, an ninh trên biển, vùng biển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế hàng hải trong quá trình đổi mới ở Việt NamPhát triển kinh tế hàng hảitrong quá trình đổi mới ở Việt NamNguyễn Thị Thơm1Tóm tắt: Phát triển kinh tế hàng hải có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội (KTXH) của đất nước; góp phần quan trọng trong việc củng cố, giữ vững quốc phòng, anninh trên biển, vùng biển. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhànước, kinh tế hàng hải của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, song cũng bộc lộmột số hạn chế như: có biểu hiện tăng trưởng nóng trong lĩnh vực vận tải biển; đối với vận tải trongnước, nhiều doanh nghiệp phải hủy niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc đứng trước nguy cơ phásản; chưa nắm bắt kịp thời những đòi hỏi của quốc tế trong lĩnh vực đóng tàu và vận tải biển.Từ khóa: Đổi mới; kinh tế hàng hải; Việt Nam.Abstract: The development of the maritime economy bears a significant meaning in Vietnam’s socioeconomic development strategy, and contributes sizably to the national defence and security in the sea andmaritime areas. Over the past years, under the Party’s leadership and the State management, the country’smaritime economy has achieved important results. However, there remain things to be improved, e.g. thesigns of overheated development in maritime transport, many domestic businesses delisted from stockexchanges or threatened with bankruptcy, not timely mastering international requirements in the fields ofshipbuilding and maritime transport.Keywords: Renovation; maritime economy; Vietnam.1. Mở đầuThế kỷ XXI được thế giới xem là “thế kỷcủa đại dương”, quốc gia có biển rất quantâm đến biển và coi trọng việc xây dựngchiến lược biển. Khu vực Biển Đông có vịtrí địa kinh tế chính trị rất quan trọng.Trong tương lai, kinh tế biển sẽ là mộtngành then chốt của nền kinh tế quốc dân.Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước,Đảng và Nhà nước Việt Nam từng bướcnhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng và lợithế của biển để phát triển kinh tế biển vàcác lĩnh vực liên quan đến biển. Theo đó,ngành Hàng hải cũng đã có những đổi mớivà phát triển cả về cơ cấu tổ chức, hoạtđộng sản xuất, kinh doanh. Vai trò của kinhtế biển, trong đó có kinh tế hàng hải, ngày8càng trở nên quan trọng và được xác định làlĩnh vực mũi nhọn cần ưu tiên đầu tư. Bàiviết này phân tích ưu điểm, hạn chế vànguyên nhân của hạn chế trong phát triểnkinh tế hàng hải, đồng thời rút ra nhữngkinh nghiệm để phát triển kinh tế hànghải (KTHH).2. Vị trí, vai trò của biển và hải đảođối với việc phát triển kinh tế - xã hội đấtnước hiện nay*Biển và hải đảo có vị trí, vai trò hết sứcquan trọng trong sự nghiệp phát triển kinhtế - xã hội của hầu hết các quốc gia trên thếgiới. Ngày nay, trong điều kiện nguồn tài1Tiến sĩ, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.ĐT: 01663129889. Email: thomllct@gmail.comNguyễn Thị Thơmnguyên thiên nhiên trên đất liền đang ngàycàng cạn kiệt, không gian kinh tế truyềnthống trở nên chật chội, nhiều quốc giađang hướng ra biển để tìm kiếm, khai tháccác nguồn tài nguyên, bảo đảm các nhu cầuvề nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thựcphẩm... Biển và hải đảo ngày càng trở thànhnguồn lực kinh tế to lớn và không gian sinhtồn mới; đồng thời có ý nghĩa quan trọng vềan ninh, quốc phòng.Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờbiển dài khoảng 3.260 km, có hàng nghìnđảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo xabờ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địarộng lớn. Biển Việt Nam có nguồn tàinguyên phong phú và đa dạng với trữlượng, quy mô thuộc loại khá, cho phépchúng ta phát triển nhiều lĩnh vực kinh tếbiển quan trọng như đánh bắt, nuôi trồng vàchế biến hải sản; cảng biển, vận tải biển,sửa chữa và đóng tàu; khai thác tài nguyênkhoáng sản; du lịch; thông tin liên lạc…Trong nhiều năm qua, các nguồn lợi từ biểnmang lại đã đóng góp to lớn vào quá trìnhphát triển đất nước. Theo ước tính hiện nay,tỷ trọng các ngành kinh tế biển và liên quanđến biển chiếm 48% GDP cả nước. Trongcác ngành kinh tế biển, đóng góp của cácngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản,hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảngbiển), du lịch biển… Tuy nhiên, chúng tađang đứng trước nhiều thách thức gay gắtvề bảo vệ biển, hải đảo; về khai thác tàinguyên và môi trường biển; về sự suy giảmcác nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học vàcác hệ sinh thái biển; về ô nhiễm môitrường biển. Với vị trí chiến lược đó, biểnvà hải đảo Việt Nam có vị trí, vai trò rất lớnvề kinh tế, giao thông đường biển, về anninh, quốc phòng đối với sự phát triển kinhtế - xã hội của đất nước.Về kinh tế biển, Việt Nam có khoảng11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đadạng sinh học biển khác nhau. Trữ lượnghải sản biển Việt Nam dao động trongkhoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn/năm, với khảnăng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn/năm.Trong đó, trữ lượng cá nổi và đáy tập trungnhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ. Bêncạnh đó, ...

Tài liệu được xem nhiều: