Danh mục

Phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong giai đoạn 2000-2009

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 287.33 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo tập trung làm rõ thực trạng phát triển kinh tế giai đoạn 2000 - 2009 với những thành tựu đã đạt được, những thách thức đang đặt ra cho VKTTĐ này trong sự so sánh với toàn Duyên hải miền Trung, các VKTTĐ khác và cả nước. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong giai đoạn 2000-2009 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 129-136 PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2009 Lê Anh Tuấn Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội E-mail: tuan854@gmail.com Tóm tắt. Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, trong giai đoạn vừa qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, bộ mặt kinh tế miền Trung có nhiều khởi sắc: GDP và GDP bình quân đầu người tăng nhanh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; các ngành kinh tế có bước tiến đáng kể; đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao,... Tuy nhiên, kinh tế của vùng còn bộc lộ nhiều yếu kém, các thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và mong muốn do nhiều nguyên nhân. Để vùng trở thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng, thúc đẩy phát triển của khu vực, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp với sự quyết tâm cao. Từ khóa: Vùng kinh tế trọng điểm, miền Trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng.1. Mở đầu Là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) của cả nước, VKTTĐ miềnTrung có vị trí quan trọng không chỉ đối với phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miềnTrung, Tây Nguyên mà cả trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. So vớicác VKTTĐ khác, VKTTĐ miền Trung có nhiều tiềm năng và lợi thế nổi trội trong thuhút đầu tư cũng như phát triển kinh tế. Từ khi thành lập đến nay, vùng đã đạt được nhiềuthành tựu to lớn, như là đầu tàu kéo toàn bộ miền Trung và Tây Nguyên đi lên cùng vớicả nước trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu,vùng cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức do nhiều nguyên nhân, cần cómột hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi để hướng đến một sự phát triển nhanh, ổn địnhvà bền vững. Bài báo tập trung làm rõ thực trạng phát triển kinh tế giai đoạn 2000 - 2009 vớinhững thành tựu đã đạt được, những thách thức đang đặt ra cho VKTTĐ này trong sự sosánh với toàn Duyên hải miền Trung, các VKTTĐ khác và cả nước. 129 Lê Anh Tuấn2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thành tựu2.1.1. Khái quát chung VKTTĐ miền Trung trải dài trên hơn 500km, gồm các tỉnh Thừa Thiên - Huế,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng với diện tích tự nhiên là27.977km2, dân số năm 2009 có 6.108,6 nghìn người [2]. Như vậy, VKTTĐ miền Trungchiếm 29,2% diện tích và 32,4% dân số toàn Duyên hải miền Trung, 8,5% diện tích và7,1% dân số cả nước. So với các VKTTĐ khác, vùng có nhiều tiềm năng, thế mạnh và cáclợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế - chính trị, về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ở trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, VKTTĐ miền Trungcó khoảng cách đến các trung tâm kinh tế lớn của đất nước bằng đường hàng không chỉkhoảng 1 giờ bay; bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy tối đa cũng chỉ khoảng 12 giờ.Nằm không xa đường hàng hải quốc tế, cho phép xây dựng các cảng nước sâu trong hệthống cảng biển cả nước. Ngoài các trục giao thông chính Bắc - Nam, còn có các hànhlang Đông - Tây nối với Tây nguyên, Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan vàMyamar... tạo cho vùng ưu thế như là cửa ngõ ra biển của các khu vực này, trở thành đầumối giao lưu kinh tế quốc tế quan trọng. Nguồn tài nguyên tương đối đa dạng, phong phú, có nhiều tiềm năng nổi trội về đất,biển, rừng, khoáng sản, đặc biệt là tài nguyên du lịch, nơi đây tập trung đến 4 Di sản vănhoá và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, có nhiều vũng, vịnh và bãi tắm đẹptầm cỡ quốc tế... cho phép phát triển kinh tế tổng hợp, trong đó có các ngành và sản phẩmmũi nhọn. Điều kiện kinh tế - xã hội của vùng có nhiều nét đặc sắc mà ở các vùng khác khôngcó được. Đây là vùng căn cứ địa cách mạng, người dân giàu ý chí, chịu khó, hiếu học, anhdũng trong đấu tranh giữ nước, trong lao động xây dựng quê hương. Nguồn lao động dồidào, một bộ phận có tay nghề cao, là nòng cốt để tiếp cận khoa học - công nghệ tiên tiến.Vùng đã hình thành một hệ thống đô thị phân bố đều trên lãnh thổ và hệ thống các khukinh tế (KKT); khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN); khu du lịch với quy mô khácnhau... là những hạt nhân quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của cảvùng miền Trung và Tây Nguyên. Những lợi thế đó đã và đang được VKTTĐ miền Trung khai thác ngày càng có hiệuquả để tăng trưởng và phát triển kinh tế, hội nhập ngày càng sâu và rộng với các vùngkhác trong cả nước, với các nước trong khu vực và trên thế giới.2.1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: