Danh mục

Phát triển kinh tế xanh kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 337.09 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung làm rõ khái niệm về kinh tế xanh, cũng như kinh nghiệm phát triển kinh tế theo xu hướng kinh tế xanh tại một số quốc gia trên thế giới. Từ đó, gợi mở một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế xanh kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TS. Trần Lê Đăng Phương Trường Đại học An Giang - ĐHQG TPHCM ThS. Nguyễn Thành Phương Trường Đại học Nam Cần Thơ ThS. Dương Quốc Thịnh Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long Email : Nguyenthanhphuong099@gmail.comTóm tắt: Phát triển kinh tế theo xu hướng xanh được hiểu là chiến lược thúc đẩy quá trìnhtái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn nguồn tàinguyên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mớicông nghệ, vốn tự nhiên, công cụ kinh tế, từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, bảođảm phát triển kinh tế bền vững. Tại Việt Nam phát triển kinh tế theo xu hướng xanh đãđược thể chế hóa thông qua nhiều chính sách khác nhau. Bên cạnh những kết quả đạt được,chính sách phát triển kinh tế xanh của Việt Nam cũng còn những hạn chế nhất định trongquá trình thực hiện khi lượng khí phát thải vẫn chưa đạt như kỳ vọng đã đề ra. Từ đó, bàiviết tập trung làm rõ khái niệm về kinh tế xanh, cũng như kinh nghiệm phát triển kinh tế theoxu hướng kinh tế xanh tại một số quốc gia trên thế giới. Từ đó, gợi mở một số giải phápnhằm hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam trong thời gian tới.Từ khóa: Phát triển kinh tế, kinh tế xanh, kinh nghiệm thế giới GREEN GROWTH FROM WORLD EXPERIENCE LEARNINGS FOR VIETNAMAbstract: Economic development following the green trend is understood as a strategy topromote the process of restructuring and perfecting economic institutions towards moreefficient use of resources, improving the competitiveness of the economy, through increaseinvestment in technological innovation, natural capital and economic tools, therebycontributing to the response to climate change and ensuring sustainable economicdevelopment. In Vietnam, economic development following the green trend has beeninstitutionalized through many different policies. In addition to the achieved results,Vietnams green economic development policy also has certain limitations. during theimplementation process when the emissions have not yet reached the set expectations.Since then, the article focuses on clarifying the concept of green economy, as well as theexperience of economic development following the trend of green economy in somecountries around the world. From there, suggest a number of solutions to improve thepolicy of green economic development in Vietnam in the coming time.Keywords: Economic development, green economy, world experience 2301. Đặt vấn đề Trước bối cảnh biến đổi khí hậu trên toàn cầu, Việt Nam thuộc một trong nhữngnhóm quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Khi đó, World Bank ướctính biến đổi khí hậu sẽ làm giảm 3,5% GDP của Việt Nam vào năm 2050 (World Bank,2012). Để ứng phó với vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sáchhướng kinh tế Việt Nam phát triển một cách bền vững, khi Nghị quyết Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định chủ trương sẽ “phát triển nhanh và bền vững”và “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổimới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnhtranh của nền kinh tế. Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, quản lý, khaithác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trườngsống và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ônhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệsinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”. Để tạo hành lang pháp lý vững chắc trong công tác triển khai thi hành, Chính phủ,các bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kếhoạch hành động và văn bản chỉ đạo điều hành về phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng bềnvững và bảo vệ môi trường như Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 phê duyệtChiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Quyết định số 1474/QĐ-TTg ban hành Kế hoạchhành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020 nhằm hiện thực hóa các nhiệmvụ của Chiến lược; Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 ban hành Kế hoạch hànhđộng quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; Quyết định số1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậuvà tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt “Chiếnlược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050” với mục tiêu giảmcường độ phát thải khí nhà kính trên GDP. Đồng thời, cũng ban hành Luật Bảo vệ môitrường năm 2022 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành, để công tác triển khai được đồng bộhóa. Tuy nhiên, dù chiến lược phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam giai đoạn năm 2010-2020đã gặt hái được những thành tựu nhất định như tăng trưởng GDP năm 2011 là 6.24%, tăngtrưởng 5.42% vào năm 2014 và 7.08% vào năm 2018, nhưng lượng phát thải CO2 hàng nămkhông suy giảm mà còn có sự gia tăng khi Nhà nước đã áp dụng những chính sách, địnhhướng phát triển nền kinh tế đổi mới trước đó. Đơn cử: lượng khí thải năm 2013 gia tăng4.2%, năm 2014 là 9.72%, năm 2018 là 16.09% (Nguyễn Tuấn Phong, 2021). Theo đánh giácủa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 201 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: