Danh mục

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4-5 tuổi ở trường mầm non hoà nhập

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 447.91 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến những vấn đề cơ bản về kỹ năng giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ lứa tuổi mầm non về khái niệm rối loạn phổ tự kỷ; khái niệm kỹ năng giao tiếp và đề cập đến vai trò của kỹ năng giao tiếp với sự phát triển của trẻ rối loạn phổ tự kỷ lứa tuổi mầm non. Từ đó, phân tích thực trạng biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4 - 5 tuổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4-5 tuổi ở trường mầm non hoà nhập34 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HOÀ NHẬP Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Thu Trà Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Tự kỷ là một loại khuyết tật do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động não bộ. Khó khăn lớn nhất của trẻ trong cuộc sống hằng ngày là giao tiếp, tương tác kém, chậm chễ trong ngôn ngữ nói, có hành vi rập khuôn, định hình. Trong đó giao tiếp đóng vai trò quan trọng không thể thiếu và là điều kiện tồn tại của mỗi cá nhân và của xã hội loài người. Vì vậy việc nghiên cứu biện pháp phát triển KNGT cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi trong môi trường hoà nhập là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Bài viết đề cập đến những vấn đề cơ bản về kỹ năng giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ lứa tuổi mầm non về khái niệm rối loạn phổ tự kỷ; khái niệm kỹ năng giao tiếp và đề cập đến vai trò của kỹ năng giao tiếp với sự phát triển của trẻ rối loạn phổ tự kỷ lứa tuổi mầm non. Từ đó, phân tích thực trạng biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4 - 5 tuổi. Trên cơ sở thực trạng, bài viết đề xuất biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ RLPTK lứa tuổi mầm non Từ khóa: biện pháp, giáo dục hòa nhập, giao tiếp, kĩ năng giao tiếp, trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4-5. Nhận bài ngày 15.04.2024; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 30.7.2024 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Huyền ; Email: nthuyen2@daihocthudo.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giao tiếp giúp con người có thể chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc; là cách đểduy trì và phát triển mối quan hệ với người khác. Nếu không có sự giao tiếp giữa con ngườivới nhau không có mối liên hệ, không có sự trao đổi thông tin qua lại về những kinhnghiệm trong cuộc sống thì con người không thể phát triển được [1]. Hiện nay, tự kỷ được coi là căn bệnh của thời đại, số lượng trẻ tự kỉ tăng lên nhanhchóng ở tất cả các quốc gia trên thế giới [4]. Trong lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ trẻ rốiloạn phổ tự kỷ 4 - 5 tuổi ở mỗi giai đoạn lứa tuổi đều có những nét đặc trưng. Giai đoạn từ4 - 5 tuổi là mốc quan trọng để phát triển kĩ năng giao tiếp (KNGT) cho trẻ rối loạn phổ tựkỷ 4 - 5 tuổi. Đây là thời điểm quan trọng để nhà giáo dục đưa ra những biện pháp tác độngnhằm hình thành và phát triển KNGT cho trẻ, giúp trẻ khắc phục và sửa chữa những khiếmkhuyết về giao tiếp để hòa nhập cộng đồng.TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 86/THÁNG 7 (2024) 35 Giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ đã được triển khai tại Việt Nam, tuynhiên giáo viên mầm non còn thiếu kiến thức và KNGT, tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ[3]. Nguồn tài liệu tham khảo về vấn đề giao tiếp với trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4 - 5 tuổi cũngrất hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4 - 5tuổi [6]. Do vậy, trong phạm vi bài viết sẽ đi sâu nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề xuấtbiện pháp phát triển các KNGT cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4 - 5 tuổi trong môi trường giáodục hòa nhập (GDHN), góp phần giải quyết những vấn đề bất cập đang đặt ra trong quátrình giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4 - 5 tuổi hiện nay, nâng cao hiệu quả chăm sóc giáodục trẻ và đóng góp cho sự phát triển của khoa học Giáo dục đặc biệt ở Việt Nam2. NỘI DUNG2.1. Những vấn đề cơ bản về kỹ năng giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ lứa tuổi mầmnon2.1.1. Một số khái niệm cơ bản2.1.1.1. Khái niệm rối loạn phổ tự kỷ Quan niệm về rối loạn tự kỉ gọi là “hội chứng tự kỉ cổ điển” hay “Tự kỉ” (Kanner), Rốiloạn tự kỉ (Autistic Disorder - AD) được xếp vào nhóm các Rối loạn phổ tự kỉ (AutisticSpectrum Disorders - ASD). Rối loạn phổ tự kỉ bao gồm: Rối loạn tự kỉ, Rối loạn Asperger,Rối loạn Semantic Pragmatic, Hội chứng Rett, Rối loạn bất hòa nhập tuổi ấu thơ,…[5]. Theo Hiệp hội tự kỷ của Hoa Kỳ - Autism Society of America (2005), tự kỉ được hiểulà một rối loạn phát triển có ảnh hưởng trầm trọng trong suốt cuộc đời của một cá nhân. Tựkỉ là loại khuyết tật tự kỉ thường được xuất hiện trong ba nằm đầu cuộc đời của trẻ [6]. Trong bài viết, tác giả sử dụng khái niệm sau: rối loạn phổ tự kỷ là một dạng khuyết tậtxuất hiện trước 3 tuổi, với những biểu hiện: khả năng ngôn ngữ nói hạn chế, khả năng tưduy trìu tượng kém, có hành vi rập khuôn định hình, thường lặp di lặp lại thói quen hàngngày, khó khăn trong tương tác xã hội.2.1.1.2. Khái niệm kỹ năng giao tiếp KNGT là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi kể cả hành vi ngôn ngữđược chủ thể giao tiếp phối hợp hài hòa, hợp lí nhằm đảm bảo kết quả cao trong hoạt độnggiao tiếp, với sự tiêu hao năng lượng tinh thần và cơ bắp ít nhất, trong những điều kiện thayđổi. Đi sâu hơn vào việc phát triển KNGT cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, tác giả Vũ Thị BíchHạnh trong công trình nghiên cứu của mình cho rằng phát triển KNGT cho trẻ rối loạn phổtự kỷ bao gồm các kỹ năng: quan sát, lắng nghe, bắt chước, luân phiên, chơi, nghe hiểungôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ. Đây là những kỹ năng tiền đề quan trọng nhằm giúp trẻ pháttriển khả năng giao tiếp [2]. Trong nghiên cứu đề tài này tác giả hiểu và lựa chọnkhái niệm KNGT là quá trình sửdụng hợp lí các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách điều chỉnh quá trình giao tiếpnhằm đạt được mục đích giao tiếp.2.1.2. Vai trò của kỹ năng giao tiếp với sự phát triển của trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4 – 5 tuổiở trường mầm non hòa nhập Giao tiếp đươc xem như một kỹ năng nền tảng góp phần vào sự hình thành nhân cáchcủa mỗi cá nhân. Với trẻ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: