Phát triển mô hình cân bằng tổng thể với đa nhóm đối tác thương mại
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 341.22 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này trình bày cơ sở lý thuyết, sự cần thiết và yêu cầu thực tiễn của việc phát triển mô hình cân bằng tổng thể với đa nhóm đối tác thương mại (multi-trading parner). Mô hình này cho phép mô phỏng nền kinh tế mở và mối liên hệ về thương mại của nó với nhiều đối tác thương mại khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển mô hình cân bằng tổng thể với đa nhóm đối tác thương mại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG THỂ VỚI ĐA NHÓM ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Mô hình cân bằng tổng thể (CGE) được xem là một trong những công cụ quan trọng và đáng tin cậy để phân tích tác động của việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương hoặc đa phương đến nền kinh tế của các quốc gia. Tuy vậy, đến nay phần lớn các mô hình CGE cho nền kinh tế nhỏ và mở cửa thường xem các đối tác thương mại là một thực thể hợp nhất. Do đó việc phân tích tác động của từng hiệp định FTA riêng lẽ hoặc tác động kết hợp của một số hiệp định nhất định gặp nhiều khó khăn. Bài viết này phát triển mô hình CGE đa nhóm đối tác thương mại với điểm khác biệt so với các mô hình trước đây là cho phép các chủ thể trong nước lựa chọn, thay thế sản phẩm nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau; đồng thời cho phép các nhà sản xuất trong nước lựa chọn, quyết định lượng hàng hóa xuất khẩu đến các quốc gia khác nhau để tối đa hóa các lợi ích của mình. Mô hình phù hợp để phân tích tác động riêng lẻ của từng hiệp định thương mại tự do đến nền kinh tế dưới nhiều góc độ khác nhau, cho phép so sánh mức độ tác động của các hiệp định khác nhau cũng như tác động tổng hợp đan xen của quá trình thực thi nhiều hiệp định một cách đồng thời. Mô hình rất cần thiết cho nghiên cứu các đề tài liên quan đến tự do hóa thương mại trong bối cảnh nguồn lực của nền kinh tế bị giới hạn và tác động của một hiệp định FTA có thể có tác động khuyếch đại hoặc lấn át tác động tích cực của các hiệp định khác. Từ khóa: Mô hình CGE, Đa nhóm đối tác thương mại, Multi-trading parner. 1. Giới thiệu Trong các mô hình cân bằng tổng thể (CGE) cho nền kinh tế nhỏ và mở cửa được phát triển trước đây, hoạt động nhập khẩu của các ngành sản phẩm được mô phỏng dựa vào hàm Armington (1969). Theo đó, các chủ thể trong nền kinh tế được giả định luôn tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình khi quyết định lựa chọn mua hàng hóa từ nguồn hàng được sản xuất trong nước và nguồn hàng nhập khẩu từ phần còn lại của thể giới (Rest of the world - ROW). Tương tự như vậy, các doanh nghiệp trong nước cũng xem xét lựa chọn việc cung ứng hàng do mình sản xuất ra cho thị trường nội địa hay xuất khẩu ra phần còn lại của thế giới (ROW) nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Đặc điểm cơ bản của các mô hình trên là xem phần còn lại của thế giới -ROW là một thực thể hợp nhất (Single trading parner). Điều đó có nghĩa các mô hình này không cho phép phân biệt nguồn gốc nhập khẩu của hàng hóa từ các quốc gia khác nhau hoặc đích đến khác nhau của hàng hóa xuất khẩu. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, mô hình CGE đa và đang trở thành một trong những công cụ quan trọng và đáng tin cậy để mô phỏng, phân tích tác động của việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương hoặc đa phương đến nền kinh tế của các quốc gia. Tuy vậy, với các mô hình CGE chỉ xem các đối tác thương mại là một thực thể hợp nhất, việc phân tích tác động của từng hiệp định FTA riêng lẽ hoặc tác động kết hợp của một số hiệp định nhất định gặp nhiều khó khăn. Bài viết này trình bày cơ sở lý thuyết, sự cần thiết và yêu cầu thực tiễn của việc phát triển mô hình cân bằng tổng thể với đa nhóm đối tác thương mại (multi-trading parner). Mô hình này cho phép mô phỏng nền kinh tế mở và mối liên hệ về thương mại của nó với nhiều đối tác thương mại khác nhau. Theo đó, nhập khẩu và xuất khẩu được mô hình hóa một cách chi tiết theo từng quốc gia cụ thể với các mức giá và thuế suất nhập 14 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng khẩu tương ứng. Mô hình cho phép các chủ thể trong nước ưu tiên lựa chọn sử dụng hàng nhập khẩu từ một quốc gia cụ thể để thay thế cho mặt hàng nhập khẩu đó từ các quốc gia khác căn cứ vào mức giá tương đối của hàng nhập khẩu giữa các quốc gia. Các doanh nghiệp cũng có thể ưu tiên xuất khẩu hàng hóa của mình sang quốc gia có giá bán cao hơn một cách tương đối hoặc có những ưu đãi hơn về thuế quan và phi thuế quan so với các quốc gia khác. Phát triển mô hình CGE theo đa nhóm đối tác thương mại là những cơ sở quan trọng để mô phỏng và phân tích tác động của việc thực thi từng hiệp định thương mại tự do (ví dụ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP) đến luồng hàng hóa xuất nhập khẩu, sản lượng sản xuất của các ngành, đầu tư, thu ngân sách của chính phủ, cũng như phúc lợi của các nhóm hộ gia đình… Theo giả định nền kinh tế mở, qui mô nhỏ và chấp nhận giá, giá thế giới của hàng hóa xuất nhập khẩu là không đổi, nhưng giá của hàng hóa nội địa được quyết định nội sinh dựa vào quan hệ cung - cầu đối với từng loại hàng hóa. Mô hình có thị trường ngoại hối, nơi cung cầu ngoại tệ quyết định tỷ giá, và do đó quyết định giá hàng nhập khẩu bằng bản tệ. Phần Hai và phần Ba của bài viết này sẽ giới thiệu cụ thể cách thức xây dựng mô hình nhập khẩu và xuất khẩu từ nhiều nước đối tác riêng lẽ. Trong Phần bốn, bài viết sẽ trình bày các hướng ứng dụng của mô hình để phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh của Việt Nam. 2. Phát triển mô hình CGE với hoạt động nhập khẩu từ nhiều nước đối tác Giống như các mô hình CGE thường được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây, mô hình này cho phép các chủ thể trong nước lựa chọn sử dụng giữa hàng hóa được sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu thông qua hàm CES (Constant Elasticity of Substitution). Điểm khác biệt và là điểm nhấn của mô hình này là cho phép thay thế sản phẩm nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau (Feenstra, Luck, Obsfeld và Russ, 2014) để phục vụ nghiên cứu tác động của các hiệp định thương mại tự do khác nhau đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển mô hình cân bằng tổng thể với đa nhóm đối tác thương mại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG THỂ VỚI ĐA NHÓM ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Mô hình cân bằng tổng thể (CGE) được xem là một trong những công cụ quan trọng và đáng tin cậy để phân tích tác động của việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương hoặc đa phương đến nền kinh tế của các quốc gia. Tuy vậy, đến nay phần lớn các mô hình CGE cho nền kinh tế nhỏ và mở cửa thường xem các đối tác thương mại là một thực thể hợp nhất. Do đó việc phân tích tác động của từng hiệp định FTA riêng lẽ hoặc tác động kết hợp của một số hiệp định nhất định gặp nhiều khó khăn. Bài viết này phát triển mô hình CGE đa nhóm đối tác thương mại với điểm khác biệt so với các mô hình trước đây là cho phép các chủ thể trong nước lựa chọn, thay thế sản phẩm nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau; đồng thời cho phép các nhà sản xuất trong nước lựa chọn, quyết định lượng hàng hóa xuất khẩu đến các quốc gia khác nhau để tối đa hóa các lợi ích của mình. Mô hình phù hợp để phân tích tác động riêng lẻ của từng hiệp định thương mại tự do đến nền kinh tế dưới nhiều góc độ khác nhau, cho phép so sánh mức độ tác động của các hiệp định khác nhau cũng như tác động tổng hợp đan xen của quá trình thực thi nhiều hiệp định một cách đồng thời. Mô hình rất cần thiết cho nghiên cứu các đề tài liên quan đến tự do hóa thương mại trong bối cảnh nguồn lực của nền kinh tế bị giới hạn và tác động của một hiệp định FTA có thể có tác động khuyếch đại hoặc lấn át tác động tích cực của các hiệp định khác. Từ khóa: Mô hình CGE, Đa nhóm đối tác thương mại, Multi-trading parner. 1. Giới thiệu Trong các mô hình cân bằng tổng thể (CGE) cho nền kinh tế nhỏ và mở cửa được phát triển trước đây, hoạt động nhập khẩu của các ngành sản phẩm được mô phỏng dựa vào hàm Armington (1969). Theo đó, các chủ thể trong nền kinh tế được giả định luôn tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình khi quyết định lựa chọn mua hàng hóa từ nguồn hàng được sản xuất trong nước và nguồn hàng nhập khẩu từ phần còn lại của thể giới (Rest of the world - ROW). Tương tự như vậy, các doanh nghiệp trong nước cũng xem xét lựa chọn việc cung ứng hàng do mình sản xuất ra cho thị trường nội địa hay xuất khẩu ra phần còn lại của thế giới (ROW) nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Đặc điểm cơ bản của các mô hình trên là xem phần còn lại của thế giới -ROW là một thực thể hợp nhất (Single trading parner). Điều đó có nghĩa các mô hình này không cho phép phân biệt nguồn gốc nhập khẩu của hàng hóa từ các quốc gia khác nhau hoặc đích đến khác nhau của hàng hóa xuất khẩu. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, mô hình CGE đa và đang trở thành một trong những công cụ quan trọng và đáng tin cậy để mô phỏng, phân tích tác động của việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương hoặc đa phương đến nền kinh tế của các quốc gia. Tuy vậy, với các mô hình CGE chỉ xem các đối tác thương mại là một thực thể hợp nhất, việc phân tích tác động của từng hiệp định FTA riêng lẽ hoặc tác động kết hợp của một số hiệp định nhất định gặp nhiều khó khăn. Bài viết này trình bày cơ sở lý thuyết, sự cần thiết và yêu cầu thực tiễn của việc phát triển mô hình cân bằng tổng thể với đa nhóm đối tác thương mại (multi-trading parner). Mô hình này cho phép mô phỏng nền kinh tế mở và mối liên hệ về thương mại của nó với nhiều đối tác thương mại khác nhau. Theo đó, nhập khẩu và xuất khẩu được mô hình hóa một cách chi tiết theo từng quốc gia cụ thể với các mức giá và thuế suất nhập 14 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng khẩu tương ứng. Mô hình cho phép các chủ thể trong nước ưu tiên lựa chọn sử dụng hàng nhập khẩu từ một quốc gia cụ thể để thay thế cho mặt hàng nhập khẩu đó từ các quốc gia khác căn cứ vào mức giá tương đối của hàng nhập khẩu giữa các quốc gia. Các doanh nghiệp cũng có thể ưu tiên xuất khẩu hàng hóa của mình sang quốc gia có giá bán cao hơn một cách tương đối hoặc có những ưu đãi hơn về thuế quan và phi thuế quan so với các quốc gia khác. Phát triển mô hình CGE theo đa nhóm đối tác thương mại là những cơ sở quan trọng để mô phỏng và phân tích tác động của việc thực thi từng hiệp định thương mại tự do (ví dụ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP) đến luồng hàng hóa xuất nhập khẩu, sản lượng sản xuất của các ngành, đầu tư, thu ngân sách của chính phủ, cũng như phúc lợi của các nhóm hộ gia đình… Theo giả định nền kinh tế mở, qui mô nhỏ và chấp nhận giá, giá thế giới của hàng hóa xuất nhập khẩu là không đổi, nhưng giá của hàng hóa nội địa được quyết định nội sinh dựa vào quan hệ cung - cầu đối với từng loại hàng hóa. Mô hình có thị trường ngoại hối, nơi cung cầu ngoại tệ quyết định tỷ giá, và do đó quyết định giá hàng nhập khẩu bằng bản tệ. Phần Hai và phần Ba của bài viết này sẽ giới thiệu cụ thể cách thức xây dựng mô hình nhập khẩu và xuất khẩu từ nhiều nước đối tác riêng lẽ. Trong Phần bốn, bài viết sẽ trình bày các hướng ứng dụng của mô hình để phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh của Việt Nam. 2. Phát triển mô hình CGE với hoạt động nhập khẩu từ nhiều nước đối tác Giống như các mô hình CGE thường được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây, mô hình này cho phép các chủ thể trong nước lựa chọn sử dụng giữa hàng hóa được sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu thông qua hàm CES (Constant Elasticity of Substitution). Điểm khác biệt và là điểm nhấn của mô hình này là cho phép thay thế sản phẩm nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau (Feenstra, Luck, Obsfeld và Russ, 2014) để phục vụ nghiên cứu tác động của các hiệp định thương mại tự do khác nhau đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình CGE Đa nhóm đối tác thương mại Tự do hóa thương mại Hiệp định FTA Luồng hàng hóa thương mạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 94 0 0
-
Thương mại và phân phối lần 2 năm 2020 - Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Phần 1
558 trang 51 0 0 -
Tác động của tự do hóa thương mại thế hệ mới đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
11 trang 50 1 0 -
91 trang 46 0 0
-
Quản lý môi trường và kinh tế học ở Việt Nam: Phần 2
125 trang 33 0 0 -
10 trang 31 0 0
-
10 trang 30 0 0
-
Tiểu luận: AFTA và tác động của nó đến Việt Nam
20 trang 29 0 0 -
ĐỊNH CHẾ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TRƯƠNG QUANG HÙNG
55 trang 27 0 0 -
Cơ hội, thách thức đối với ngành Dệt – may khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
7 trang 27 0 0