Danh mục

Phát triển năng lực cho sinh viên sư phạm ngữ văn thông qua các kỹ thuật kiểm tra đánh giá trên lớp học

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.21 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương trình Ngữ văn phổ thông thực hiện sau năm 2018 xác định rõ việc KTĐG là một điểm quan trọng trong quá trình đổi mới môn Ngữ văn. Phương pháp KTĐG đối với môn Ngữ văn sẽ thay đổi theo hướng đánh giá đúng được năng lực Ngữ văn của học sinh. Bài viết đề xuất các kỹ thuật đánh giá trên lớp học nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp cận năng lực người học đối với sinh viên ngành Văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực cho sinh viên sư phạm ngữ văn thông qua các kỹ thuật kiểm tra đánh giá trên lớp học316 Kỷ yếu hội thảo khoa họcPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN THÔNG QUA CÁC KỸ THUẬT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRÊN LỚP HỌC ThS. Hoàng Thị Minh Thảo Trường CĐSP Hà Tây Tóm tắt: Chương trình Ngữ văn phổ thông thực hiện sau năm 2018 xác định rõviệc KTĐG là một điểm quan trọng trong quá trình đổi mới môn Ngữ văn. Phươngpháp KTĐG đối với môn Ngữ văn sẽ thay đổi theo hướng đánh giá đúng được nănglực Ngữ văn của học sinh. Từ thực tế này đặt ra vấn đề cấp thiết là: các trường Sưphạm cần bám sát thực tiễn đổi mới dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông và tập trungđổi mới khâu kiểm tra đánh giá. Đánh giá trên lớp học được xem là thành tố cơ bảntrong giáo dục giúp học sinh xác định được nhu cầu, nâng cao khả năng học tập; trongđó các kĩ thuật đánh giá trong lớp học được xem là công cụ, phương tiện chuyển tảinội dung đến người học trong quá trình dạy học. Việc sử dụng các kĩ thuật đánh giásẽ góp phần kích thích năng lực sáng tạo trong dạy học và giúp người dạy tìm ra biệnpháp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông tin phản hồi từ người học chính là độnglực để người dạy tìm tòi, khám phá những phương pháp dạy học mới nhằm mục đíchgiúp cho người học tiến bộ. Bài viết đề xuất các kỹ thuật đánh giá trên lớp học nhằmđáp ứng yêu cầu tiếp cận năng lực người học đối với sinh viên ngành Văn. 1. Đặt vấn đề Đánh giá trên lớp học là một quá trình liên tục, bằng cách sử dụng những kĩ thuậtđánh giá đơn giản giúp giảng viên thu thập thông tin, phân tích và phản hồi kết quảthu được để tìm hiểu xem học sinh đã học thế nào, học được bao nhiêu, và có phảnứng tích cực hay tiêu cực đối với hướng tiếp cận giảng dạy của mình, từ đó điều chỉnhhoạt động dạy theo hướng nâng cao kết quả học tập cho người học. Đánh giá trên lớphọc được tích hợp vào quá trình dạy học và có thể coi như là một phương pháp dạyhọc hữu hiệu. Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu đổi mới dạy và học hiện nay ở các trườngphổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp cận năng lực của người học, các trường sư phạmcần phải thay đổi cách dạy học, cách kiểm tra đánh giá người học, đặc biệt là cần vậndụng có hiệu quả các kỹ thuật đánh giá trên lớp học. 2. Nội dung 2.1. Thực trạng và định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quảhọc tập các học phần ngành Văn ở trường CĐSP 2.1.1.Thực trạng KTĐG kết quả học tập các học phần ngành Văn ở trườngCĐSP Đồng thời với việc đổi mới PPDH thì trong những năm gần đâytrong các trườngsư phạm đã có sự đổi mới trong việc KTĐG kết quảhọc tập của SV. Đối với các họcphần ngành Văn, GV chú trọng đánh giá quá trình, đánh giá trên lớp học qua các kỹnăng nghe, nói, đọc, viết theo hướng toàn diện, đa dạng, chính xác, khách quan và cósự phân hóa đối tượng theo hướng phát triển năng lực người học. GVbám sát chuẩnđầu ra, mục tiêu của môn học với các chuẩn kiến thức, kỹ năng cụ thể. Phạm vi kiểmKỷ yếu hội thảo khoa học 317tra không còn bó hẹp trong những nội dung có ở chương trình mà còn mở rộng nhữngvùng kiến thức ngoài chương trình, gắn kiến thức lý thuyết đã học với kiến thức thựctiễn đời sống và với nội dung rèn nghề ở trường THCS.Tuy nhiên, thực tế KTĐGtrong thời gian qua vẫn còn có những vấn đềtồn tại sau: - Việc kiểm tra quá trình chưa thực hiện nghiêm túc. Việc chấm, chữa bài kiểmtra của SV không tiến hành thường xuyên nên GV không theo dõi, chỉnh sửa kịp thờinhững sai sót của SV. Các kỹ năng nghe, nói không được luyện nhiều. - Một số GV chỉ chú trọng kiểm tra kiến thức của SV mà chưa đánh giá các kỹnăng,năng lực của SV, đặc biệt là năng lực vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đời sống.Cách ra đề KTĐG chưa phân hóa được đối tượng người học, chưa đánh giá được hếtcác năng lực học tập môn Ngữ văn của sinh viên. - Ma trận đề kiểm tra chưa phủ được toàn bộ nội dung kiến thức của chương trình,đáp án đề thi nhiều khi kết quả đo ( độ khó, độ tin cậy, độ giá trị) chưa thực sự chínhxác. Thực trạng của vấn đề KTĐGtrên đây một phần nguyên nhân chính bởi GV vẫnchưa thực sự trang bị cho mình một cách đầy đủ, bài bản về lí luận kiểm tra đánh giávà chưa thực sự nắm vững các tiêu chí, quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá cụ thể. 2.1.2. Định hướng đổi mới KTĐG kết quả học tập trên lớp các học phần ngànhVăn ở trường CĐSP Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạtđộng học so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học. Mục tiêu của mỗi môn học đượccụ thể hoá thành các chuẩn kiến thức, kĩ năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểmtra, đánh giá kết quả học tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằmkiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của học sinh. Đánhgiá kết quả học tập thực hiện đồng thời hai chức năng: vừa là n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: