Danh mục

Phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trẻ ở trung học phổ thông qua con đường tự học, tự bồi dưỡng

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này chúng tôi sẽ tập trung vào 3 nội dung chính: Tự học, tự bồi dưỡng và vai trò, ý nghĩa của nó trong việc phát triển năng lực dạy học của GV trẻ; Những lí do vì sao GV trẻ phải tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực dạy học; Biện pháp nâng cao kĩ năng tự học, tự bồi dưỡng cho GV trẻ để phát triển năng lực dạy học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trẻ ở trung học phổ thông qua con đường tự học, tự bồi dưỡngHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0023Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 22-30This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRẺ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA CON ĐƯỜNG TỰ HỌC, TỰ BỒI DƯỠNG Phạm Thị Kim AnhTrung tâm Nghiên cứu Giáo viên, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Để phát triển năng lực dạy học, có nhiều con đường, cách thức khác nhau, trong đó, tự học, tự bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúp giáo viên trẻ chủ động và nhanh chóng tiếp cận với những tri thức, kĩ năng mới để hoàn thiện và nâng cao năng lực của bản thân, đồng thời tránh được sự tụt hậu trước sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhờ có tự học mà nhiều giáo viên trẻ đã thành công trong sự nghiệp. Cho đến nay, đã có khá nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên trẻ để phát triển năng lực dạy học thì chưa được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ điều đó, bài viết này tập trung vào 3 nội dung chính: (1) Tự học, tự bồi dưỡng và vai trò, ý nghĩa của nó trong việc phát triển năng lực dạy học của giáo viên trẻ; (2) Những lí do vì sao giáo viên trẻ phải tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực dạy học; (3) Biện pháp nâng cao kĩ năng tự học, tự bồi dưỡng cho giáo viên trẻ để phát triển năng lực dạy học. Từ khóa: giáo viên trẻ, tự học, tự bồi dưỡng, năng lực dạy học, trung học phổ thông.1. Mở đầu Tự học, tự bồi dưỡng là con đường phát triển nội sinh để hoàn thiện và phát triển năng lựcbản thân. Chỉ khi nào phát huy được nội lực tự học bên trong thì kết quả thu được mới vữngchắc. Năng lực dạy học (NLDH) của mỗi giáo viên (GV) cũng vậy, nó không bao giờ là cái tựđến, mà là phẩm chất bên trong của mỗi cá nhân thông qua quá trình học tập và rèn luyện. Dođó ngoài việc được đào tạo, bồi dưỡng, GV trẻ cần tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức, kĩ năngvà kinh nghiệm qua con đường tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao NLDH của mình. K.Đ.Usinxki từng nói: Người GV còn sống chừng nào họ còn học, khi họ ngừng việc họcthì con người GV trong họ cũng chết liền [1]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Họcphải lấy tự học làm cốt” [2; tr.312] và “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời…” [3; tr.480].Điều đó cho thấy việc tự học, tự bồi dưỡng có ý nghĩa sống còn đối với mỗi người nói chung vàphát triển năng lực chuyên môn của người GV nói riêng. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay chúng ta thấy rất rõ rằng, ý thức tự học, tự bồi dưỡngtrong phát triển NLDH của đội ngũ GV nói chung, GV trẻ ở THPT nói riêng chưa cao. GV chưanhận thức được tự học là một trong những con đường để hoàn thiện và nâng cao năng lực nghềnghiệp cũng như NLDH của bản thân. Chủ nghĩa kinh nghiệm và sự tự tin thái quá đã và đanglà lực cản không nhỏ đến việc tự học, tự bồi dưỡng của GV. Một số GV trẻ tuy có ý thức tự họcnhưng còn thiếu kĩ năng. Động lực chính thúc đẩy họ phải tự học là để vượt qua kì thi vào biênchế hoặc để đạt chuẩn nghề nghiệp theo yêu cầu, chứ chưa xuất phát từ nhu cầu tự thân. TrongNgày nhận bài: 15/3/2020. Ngày sửa bài: 26/3/2020. Ngày nhận đăng: 7/4/2020.Tác giả liên hệ: Phạm Thị Kim Anh. Địa chỉ e-mail: phamkimanh279@yahoo.com.vn22Phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trẻ ở trung học phổ thông qua con đường tự học, tự bồi dưỡngkhi đó, năng lực nghề nghiệp cũng như NLDH của họ còn có nhiều hạn chế. Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Dung (2016) [4], Phạm Thị Kim Anh (2018) [5], ĐàoThị Oanh (2010) [6] và nhiều tác giả khác ở trong nước đều chỉ ra rằng, đa số GV trẻ mới bướcvào nghề gặp không ít khó khăn, thách thức cả trong dạy học (DH), giáo dục và quản lí họcsinh (HS), bởi năng lực sư phạm của họ còn non yếu. Theo Nguyễn Thị Kim Dung [4] và PhạmThị Kim Anh: “Họ không chỉ non yếu về các kĩ năng: thiết kế giáo án, phân bố thời giangiảng dạy, diễn đạt, cách đặt câu hỏi, giáo dục HS cá biệt, quản lí lớp học, phối hợp với chamẹ HS và cộng đồng, xử lí các tình huống sư phạm, lập kế hoạch GD, thiết lập mối quan hệvới HS… mà còn rất thiếu kĩ năng mềm (thiếu nhất là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiềm chếcơn nóng giận và kĩ năng giải tỏa cảm xúc tiêu cực)” [7; tr.17]. Bởi vậy, họ cần phải tự học, tựbồi dưỡng trong thực tiễn để nâng cao NLDH của mình. Ngày nay nhà trường phổ thông hiện đại đòi hỏi GV phải trở thành GV chuyên nghiệp vớibốn vai trò căn bản: (1) nhà giáo dục chuyên nghiệp (tức là nhà sư phạm); (2) nhà nghiên cứuứng dụng (tức là nhà nghiên cứu thực hành); nhà văn hoá (tức là nhà canh tân xã hội); và là (3)người học suốt đời (tức là chuyên gia về học [8; ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: