Danh mục

Phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trẻ thông qua sinh hoạt chuyên môn dựa trên 'nghiên cứu bài học'

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 680.75 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một trong những giải pháp quan trọng là phát triển năng lực dạy học tại chỗ thông qua sinh hoạt chuyên môn dựa trên “nghiên cứu bài học”. Bài viết đi sâu phân tích làm rõ lí do vì sao phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trẻ thông qua “nghiên cứu bài học” mang lại hiệu quả cao; nội dung và cách thức thực hiện cụ thể giải pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trẻ thông qua sinh hoạt chuyên môn dựa trên “nghiên cứu bài học”HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0026Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 49-56This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRẺ THÔNG QUA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” Nguyễn Thị Kim Dung Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục học, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giáo viên trẻ - những người vừa mới bước vào nghề giáo, gặp rất nhiều khó khăn trong việc thích ứng với các hoạt động thực tiễn ở trường phổ thông. Có nhiều nguyên nhân của những khó khăn đó, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là do năng lực nghề nghiệp của giáo viên còn nhiều hạn chế. Họ rất cần sự hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ của đồng nghiệp để phát triển năng lực nghề nghiệp, nhất là năng lực dạy học, trong khi cùng lúc vẫn thực hiện các nhiệm vụ được giao của nhà trường. Một trong những giải pháp quan trọng là phát triển năng lực dạy học tại chỗ thông qua sinh hoạt chuyên môn dựa trên “nghiên cứu bài học”. Bài viết đi sâu phân tích làm rõ lí do vì sao phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trẻ thông qua “nghiên cứu bài học” mang lại hiệu quả cao; nội dung và cách thức thực hiện cụ thể giải pháp. Từ khóa: phát triển, năng lực dạy học, giáo viên trẻ, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu bài học.1. Mở đầu Giáo viên trẻ (GVT) là những người chỉ mới đôi mươi tuổi, vừa tốt nghiệp các trường sưphạm để bước vào thế giới công việc của người giáo viên. Các nhà nghiên cứu mô tả giai đoạnnày là giai đoạn bước vào tuổi trưởng thành, là sự chuyển đổi ban đầu từ trường học sang côngviệc (Barocas, Reichman, Schewel, Belkin và Nass ,1991). Các tác giả khác xem xét ba nămđầu tiên giảng dạy là giai đoạn tập sự (Steffy, Wolfe, Pasch, & Enz, 2000) [1]. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những năm đầu tiên giảng dạy được đặc trưng bởi ba đặc điểmchính phản ánh trong hầu hết các thay đổi nghề nghiệp, đó là: (a) Thay đổi quan niệm về bản thân: GVT đầu tiên thay đổi trạng thái quen thuộc là sinhviên đại học sang là GV. Hành vi, cách ăn mặc và lối sống được chấp nhận đối với sinh viên đạihọc không phải lúc nào cũng được chấp nhận đối với giáo viên. Họ cần phải có những điềuchỉnh. GVT học hỏi từ các đồng nghiệp trong trường của họ để có hành vi, trang phục và lốisống chuyên nghiệp phù hợp. (b) Trải nghiệm trong những tình huống hoàn toàn mới: Khi bước vào môi trường nhàtrường phổ thông với tư cách là giáo viên (GV), các GVT sẽ gặp phải rất nhiều những tìnhhuống mới. Trách nhiệm hàng năm của việc giảng dạy, quản lí học sinh, quan hệ với đồngnghiệp và cha mẹ học sinh không giống như bất cứ điều gì họ từng trải qua. Khi vấn đề xảy ra,một số người mới bắt đầu trở nên mất tinh thần và tự trách mình. Họ nhầm tưởng các vấn đềđiển hình của GV năm nhất là thất bại cá nhân. Vì thế nếu họ không được cung cấp hỗ trợ và cóNgày nhận bài: 13/2/2020. Ngày sửa bài: 7/3/2020. Ngày nhận đăng: 15/3/2020.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Kim Dung. Địa chỉ e-mail: kimdung28863@gmail.com 49 Nguyễn Thị Kim Dungcơ hội để nói chuyện với những người mới khác, họ sẽ trở nên chán nản. Không quen xử lí bấtcứ điều gì ngoài thành công, một số GV ban đầu cho rằng họ đang làm sai nghề, mất tự tin vàobản thân. (c) Những thay đổi lớn trong mạng lưới hỗ trợ giữa các cá nhân với nhau: Sự thay đổi từsinh viên đại học sang GV ảnh hưởng đến mối quan hệ với cha mẹ, giảng viên đại học và bạnbè. Bước đầu tiên hướng tới tuổi trưởng thành độc lập cũng có nghĩa là một loạt các mối quanhệ cá nhân mới. Vào thời điểm mà các GVT không chắc chắn về bản thân và dễ bị tổn thươngnhất, họ không còn có sự hỗ trợ quen thuộc của bạn bè trong trường và các giảng viên đại học(Heck & Williams, 1984). Dạy học là một quá trình phức tạp và đặc trưng riêng, được phát triển theo thời gian trongbối cảnh môi trường học đường. Các lớp học đại học và học tâp của sinh viên không thể saochép vào thực tế giảng dạy trong lớp hàng ngày. Cán bộ quản lí nhà trường cần nhận ra rằngGVT sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc thích ứng với vai trò là GV trong nhiều hoạtđộng nghề nghiệp và sẽ cần sự hỗ trợ liên tục [2]. Điều quan trọng là nhạy cảm với các nhu cầukhác nhau của người mới và đáp ứng với sự trợ giúp cá nhân phù hợp. Nỗ lực hỗ trợ GV mới đểthích nghi và phát triển trong môi trường nhà trường cần phải bắt đầu ngay khi GV vừa bướcvào nghề và nên tiếp tục trong suốt những năm đầu giảng dạy. Để phát triển năng lực nghềnghiệp nói ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: