Danh mục

Phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 412.08 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào nghiên cứu và làm rõ sự cần thiết của phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình phổ thông mới. Chỉ ra các thành tố của năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm như: năng lực xây dựng ý tưởng hoạt động; năng lực thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động; năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động; năng lực đánh giá và điều chỉnh kế hoạch. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TS. Tiêu Thị Mỹ Hồng1Tóm tắt Bài viết tập trung vào nghiên cứu và làm rõ sự cần thiết của phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình phổ thông mới. Chỉ ra các thành tố của năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm như: năng lực xây dựng ý tưởng hoạt động; năng lực thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động; năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động; năng lực đánh giá và điều chỉnh kế hoạch. Từ việc nghiên cứu chương trình đào tạo của một số ngành, quan sát thực tiễn đào tạo năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên của một số trường, một số khoa sư phạm để đề xuất biện pháp, cách thức nhằm phát triển năng lực này cho sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm; năng lực; năng lực tổ chức; phát triển; sinh viên sư phạm.Đặt vấn đề Hoạt động trải nghiệm (cấp Tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấpTrung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiệntừ lớp 1 đến lớp 12. Đây là điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hoạt độnggiáo dục này hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lựcthiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hìnhthành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung [1]. Theo Steve et al. (1995),người dạy đóng vai trò rất quan trọng góp phần vào một trải nghiệm thành công, đó chínhlà vai trò định hướng, tổ chức dạy học để học sinh tham gia trải nghiệm. Chính vì thế, để đápứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục ở nước ta hiện nay,cụ thể hơn là đáp ứng yêu cầu của chương trình phổ thông mới, người giáo viên nhất địnhphải có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Điều đó đòi hỏi các trường đào tạo giáo viênphải hình thành và phát triển được năng lực này cho sinh viên của mình bằng các con đườngkhác nhau. Vấn đề này, ở Việt Nam, thời gian gần đây, đã dành được sự quan tâm của một sốtác giả. Nguyễn Thị Thành Vân (2019) bàn đến năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm chosinh viên mầm non tại Cao đẳng Sư phạm Nghệ An; dù không trực tiếp nhưng khi tác giả1 Đại học Sư phạm Hà Nội; Tel: 0983832528; Email: Tieu.my.hong@gmail.com.Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 181Nguyễn Thị Ngọc Phúc (2018) đi vào khảo sát thực trạng dạy học trải nghiệm của giảng viênkhoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ cũng đã đặt ra sự cần thiết phải phát triển năng lực tổ chứchoạt động trải nghiệm cho sinh viên các ngành sư phạm tại địa bàn khảo sát. Tác giả Đào ThịHà, Vũ Thị Thanh Nga (2018) tuy chưa thực sự thuyết phục nhưng cũng đã đặt vấn đề nàyra đối với sinh viên ngành giáo dục công dân. Trên cơ sở phân tích thực trạng Hoàng ThịHiền (2018) đã đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệmcho giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường tiểu học quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng... .Những nghiên cứu ấy ít nhiều cũng đưa ra một số gợi ý cho tác giả khi theo đuổi vấn đề này.Nội dung1. Một số khái niệm - Hoạt động trải nghiệm “Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáodục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinhtiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huyđộng tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giaohoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợpvới lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới,hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng vớicuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai”[1]. - Tổ chức hoạt động trải nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm là quá trình người dạy tác động đến người học (họcsinh, sinh viên) thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm tạo điều kiện cho ngườihọc tham gia trực tiếp vào hoạt động chiếm lĩnh tri thức nhằm hình thành và phát triển ởngười học những phẩm chất, năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại. Theo cách hiểu đó, tổ chức hoạt động trải nghiệm mang đầy đủ các yếu tố của quản lýnhư: lập kế hoạch; tổ chức hoạt động; chỉ đạo điều khiển; kiểm tra, đánh giá. Trải nghiệm là một phương thức dạy học, vì vậy ngoài hoạt động trải nghiệm chung,ở từng môn học đều có các hoạt động trải nghiệm mang tính đặc trưn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: