Phát triển nền kinh tế đô thị Việt Nam thông minh và sáng tạo
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 225.05 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Duy trì tốc độ phát triển ổn định và đảm bảo chất lượng sống, tránh suy thoái cho khu vực đô thị là một bài toán quan trọng trong công tác quản lý phát triển đô thị Việt Nam theo hướng bền vững. Muốn đạt được điều này cần đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế. Hiểu rõ về kinh tế đô thị, nền kinh tế đô thị, cơ hội và những thách thức của nó trong bối cảnh hiện nay sẽ góp phần giúp công tác phát triển và quản lý phát triển đô thị nâng cao hiệu quả và sớm đạt được mục tiêu phát triển thông minh và bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nền kinh tế đô thị Việt Nam thông minh và sáng tạo PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ ĐÔ THỊ VIỆT NAM THÔNG MINH VÀ SÁNG TẠO NCS.ThS.KTS. Tạ Thị Thu Hương Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng Tóm tắt Duy trì tốc độ phát triển ổn định và đảm bảo chất lượng sống, tránh suy thoái cho khu vực đô thị là một bài toán quan trọng trong công tác quản lý phát triển đô thị Việt Nam theo hướng bền vững. Muốn đạt được điều này cần đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế. Có hai yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế đó là khả năng huy động nguồn lực và quản lý sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, hợp lý. Bên cạnh đó, thế giới đang ở trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đây là điều kiện khách quan mở ra những cơ hội, yêu cầu và thách thức mới. Hiểu rõ về kinh tế đô thị, nền kinh tế đô thị, cơ hội và những thách thức của nó trong bối cảnh hiện nay sẽ góp phần giúp công tác phát triển và quản lý phát triển đô thị nâng cao hiệu quả và sớm đạt được mục tiêu phát triển thông minh và bền vững. Từ khóa: kinh tế đô thị, cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Khoảng 7000 năm trước, những thành phố đầu tiên trên thế giới xuất hiện để tối ưu hóa các nguồn lực phục vụ cho những hoạt động kinh tế không gắn trực tiếp với đất đai. Từ đó đến nay, khu vực đô thị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế và đóng góp phần lớn vào GDP các quốc gia nói riêng và toàn cầu nói chung. Tuy nhiên các đô thị sẽ không phải luôn phát triển ổn định mà cũng có những trường hợp lụi tàn, biến mất do cả yếu tố chủ quan và khách quan ví dụ như: “Làm thế nào để duy trì tốc độ phát triển ổn định và đảm bảo chất lượng sống, tránh suy thoái cho khu vực đô thị?” là một bài toán quan trọng trong công tác quản lý phát triển đô thị theo hướng bền vững hiện nay. 2. Khái niệm nền kinh tế đô thị Ở Việt Nam, ngay từ ban đầu khái niệm “đô thị” hay “thành thị” bao gồm yếu tố: “đô” (nơi đóng quân) hay “thành” (trung tâm hành chính) thì cũng luôn bao gồm yếu tố “thị” (chợ - nơi trao đổi buôn bán, kinh doanh). Khái niệm này thể hiện rõ vai trò của đô thị trong đời sống người dân là trung tâm hành chính, quân sự tập trung dân cư đồng thời cũng là nơi trao đổi, thương mại, dịch vụ, nhằm phát triển kinh tế. 25 Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII, môn Kinh tế học đã được phát triển “tiến rất gần tới chỗ trở thành một khoa học thật sự' [1]. Cùng với sự phát triển bùng nổ của đô thị hóa, Kinh tế học đô thị, là một chuyên ngành kinh tế học ứng dụng, được hình thành và chính thức giới thiệu năm 1964 có đối tượng nghiên cứu là các đô thị [2]. Ở Việt Nam trong cuốn Kinh tế và vùng xuất bản năm 2006, tác giả đã đưa ra khái niệm về “Kinh tế đô thị để nói về hoạt động trao đổi giữa bên cung và cầu một cách hợp lý, hợp pháp nhất trong bối cảnh đô thị” [3]. Thế kỷ XXI, trước sự phát triển của các đại đô thị, siêu đô thị, vùng đô thị... có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế quốc gia và toàn cầu, khái niệm “nền kinh tế” ra đời để đánh dấu việc hình thành một cách hệ thống các hoạt động của cộng đồng người liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu, trong một quốc gia hoặc một khu vực địa lý nhất định. Ngày nay “Nền kinh tế đô thị” được hiểu là hệ thống các hoạt động của cộng đồng người liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ một cách hợp lý, hợp pháp nhất trong bối cảnh không gian địa lý cụ thể (đô thị). 3. Vai trò của nền kinh tế trong phát triển đô thị Sự phát triển của nền kinh tế luôn là thước đo tăng trưởng của một đất nước hoặc một khu vực, quyết định quá trình phát triển vùng đô thị nói chung và từng đô thị nói riêng. Nền kinh tế tăng trưởng là động lực thúc đẩy quá trình đô thị hóa, ngược lại nền kinh tế suy thoái sẽ dẫn đến giảm việc làm, dư thừa lao động, mất ổn định và an toàn xã hội trong đô thị. Nền kinh tế đô thị phát triển sẽ kéo theo những nhu cầu về thay đổi không gian, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ví dụ trực quan nhất là quy mô gia đình, các gia đình không mua nhà mới khi họ có thêm con mà mua nhà mới khi có đủ điều kiện. Khi hội tụ đủ các điều kiện về kinh tế, tài chính có thể là do có đủ tiền mặt hoặc đi vay, đi thuê, mượn... thì người dân dù đông con hay ít con cũng có thể lựa chọn không gian sống phù hợp với nhu cầu của mình hơn. Ở quy mô đô thị, việc quy hoạch phát triển không gian đô thị cũng cần căn cứ dựa trên khả năng và tiềm lực của nền kinh tế đô thị bên cạnh sự phát triển quy mô dân số đô thị. Dự báo sự tăng trưởng của nền kinh tế có thể xây dựng dựa trên tính toán về nguồn tài chính thu được của các chính quyền đô thị và các đánh giá tác động do thay đổi cơ chế chính sách để thu hút thêm đầu tư hoặc gia tăng hạn mức tín dụng đô thị. Những chỉ số này có cơ sở để dự báo được và đo lường đánh giá được để đảm bảo tính khoa học và chính xác tương đối của số liệu. Có hai yếu tố quyết định sự phát triển của nền kinh tế đô thị đó là khả năng huy động nguồn lực và quản lý sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, hợp lý [4]. 26 4. Một số thách thức đối với nền kinh tế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nền kinh tế đô thị Việt Nam thông minh và sáng tạo PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ ĐÔ THỊ VIỆT NAM THÔNG MINH VÀ SÁNG TẠO NCS.ThS.KTS. Tạ Thị Thu Hương Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng Tóm tắt Duy trì tốc độ phát triển ổn định và đảm bảo chất lượng sống, tránh suy thoái cho khu vực đô thị là một bài toán quan trọng trong công tác quản lý phát triển đô thị Việt Nam theo hướng bền vững. Muốn đạt được điều này cần đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế. Có hai yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế đó là khả năng huy động nguồn lực và quản lý sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, hợp lý. Bên cạnh đó, thế giới đang ở trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đây là điều kiện khách quan mở ra những cơ hội, yêu cầu và thách thức mới. Hiểu rõ về kinh tế đô thị, nền kinh tế đô thị, cơ hội và những thách thức của nó trong bối cảnh hiện nay sẽ góp phần giúp công tác phát triển và quản lý phát triển đô thị nâng cao hiệu quả và sớm đạt được mục tiêu phát triển thông minh và bền vững. Từ khóa: kinh tế đô thị, cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Khoảng 7000 năm trước, những thành phố đầu tiên trên thế giới xuất hiện để tối ưu hóa các nguồn lực phục vụ cho những hoạt động kinh tế không gắn trực tiếp với đất đai. Từ đó đến nay, khu vực đô thị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế và đóng góp phần lớn vào GDP các quốc gia nói riêng và toàn cầu nói chung. Tuy nhiên các đô thị sẽ không phải luôn phát triển ổn định mà cũng có những trường hợp lụi tàn, biến mất do cả yếu tố chủ quan và khách quan ví dụ như: “Làm thế nào để duy trì tốc độ phát triển ổn định và đảm bảo chất lượng sống, tránh suy thoái cho khu vực đô thị?” là một bài toán quan trọng trong công tác quản lý phát triển đô thị theo hướng bền vững hiện nay. 2. Khái niệm nền kinh tế đô thị Ở Việt Nam, ngay từ ban đầu khái niệm “đô thị” hay “thành thị” bao gồm yếu tố: “đô” (nơi đóng quân) hay “thành” (trung tâm hành chính) thì cũng luôn bao gồm yếu tố “thị” (chợ - nơi trao đổi buôn bán, kinh doanh). Khái niệm này thể hiện rõ vai trò của đô thị trong đời sống người dân là trung tâm hành chính, quân sự tập trung dân cư đồng thời cũng là nơi trao đổi, thương mại, dịch vụ, nhằm phát triển kinh tế. 25 Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII, môn Kinh tế học đã được phát triển “tiến rất gần tới chỗ trở thành một khoa học thật sự' [1]. Cùng với sự phát triển bùng nổ của đô thị hóa, Kinh tế học đô thị, là một chuyên ngành kinh tế học ứng dụng, được hình thành và chính thức giới thiệu năm 1964 có đối tượng nghiên cứu là các đô thị [2]. Ở Việt Nam trong cuốn Kinh tế và vùng xuất bản năm 2006, tác giả đã đưa ra khái niệm về “Kinh tế đô thị để nói về hoạt động trao đổi giữa bên cung và cầu một cách hợp lý, hợp pháp nhất trong bối cảnh đô thị” [3]. Thế kỷ XXI, trước sự phát triển của các đại đô thị, siêu đô thị, vùng đô thị... có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế quốc gia và toàn cầu, khái niệm “nền kinh tế” ra đời để đánh dấu việc hình thành một cách hệ thống các hoạt động của cộng đồng người liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu, trong một quốc gia hoặc một khu vực địa lý nhất định. Ngày nay “Nền kinh tế đô thị” được hiểu là hệ thống các hoạt động của cộng đồng người liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ một cách hợp lý, hợp pháp nhất trong bối cảnh không gian địa lý cụ thể (đô thị). 3. Vai trò của nền kinh tế trong phát triển đô thị Sự phát triển của nền kinh tế luôn là thước đo tăng trưởng của một đất nước hoặc một khu vực, quyết định quá trình phát triển vùng đô thị nói chung và từng đô thị nói riêng. Nền kinh tế tăng trưởng là động lực thúc đẩy quá trình đô thị hóa, ngược lại nền kinh tế suy thoái sẽ dẫn đến giảm việc làm, dư thừa lao động, mất ổn định và an toàn xã hội trong đô thị. Nền kinh tế đô thị phát triển sẽ kéo theo những nhu cầu về thay đổi không gian, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ví dụ trực quan nhất là quy mô gia đình, các gia đình không mua nhà mới khi họ có thêm con mà mua nhà mới khi có đủ điều kiện. Khi hội tụ đủ các điều kiện về kinh tế, tài chính có thể là do có đủ tiền mặt hoặc đi vay, đi thuê, mượn... thì người dân dù đông con hay ít con cũng có thể lựa chọn không gian sống phù hợp với nhu cầu của mình hơn. Ở quy mô đô thị, việc quy hoạch phát triển không gian đô thị cũng cần căn cứ dựa trên khả năng và tiềm lực của nền kinh tế đô thị bên cạnh sự phát triển quy mô dân số đô thị. Dự báo sự tăng trưởng của nền kinh tế có thể xây dựng dựa trên tính toán về nguồn tài chính thu được của các chính quyền đô thị và các đánh giá tác động do thay đổi cơ chế chính sách để thu hút thêm đầu tư hoặc gia tăng hạn mức tín dụng đô thị. Những chỉ số này có cơ sở để dự báo được và đo lường đánh giá được để đảm bảo tính khoa học và chính xác tương đối của số liệu. Có hai yếu tố quyết định sự phát triển của nền kinh tế đô thị đó là khả năng huy động nguồn lực và quản lý sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, hợp lý [4]. 26 4. Một số thách thức đối với nền kinh tế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển nền kinh tế đô thị Nền kinh tế đô thị Việt Nam Cách mạng công nghiệp 4.0 Quản lý phát triển đô thị Mô hình kinh tế tuần hoàn Hệ sinh thái tài nguyên sôGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 436 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 319 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 292 0 0 -
7 trang 277 0 0
-
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 223 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 222 0 0 -
6 trang 211 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 199 0 0 -
12 trang 194 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 191 2 0