Danh mục

Phát triển ngân hàng số - Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 337.24 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này làm rõ (i) khái niệm “Ngân hàng số ” và tác động của “Ngân hàng số ” đến ngân hàng và khách hàng, (ii) kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra, (iii) phân tích thực trạng triển khai Ngân hàng số của các NHTM Việt Nam và (iv) đề ra một số giải pháp/ khuyến nghị. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển ngân hàng số - Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Việt Nam TS. Phạm Bích Liên1, ThS. Trần Thị Bình Nguyên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Tóm tắt Khi khách hàng chuyển hành vi tiêu dùng sang trực tuyến, các nhà cung cấp nói chung và ngân hàng - trung gian tài chính nói riêng sẽ phải có sự chuyển dịch tương ứng. Nâng cấp lên hệ thống “Ngân hàng số ” vừa là cơ hội vừa là thách thức, vừa là động lực phát triển đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng số là loại hình có nhiều điểm khác với mô hình ngân hàng truyền thống từ pháp lý, phương thức triển khai đến dịch vụ khách hàng... đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động học hỏi kinh nghiệm và xây dựng lộ trình phát triển. Nghiên cứu này làm rõ (i) khái niệm “Ngân hàng số ” và tác động của “Ngân hàng số ” đến ngân hàng và khách hàng, (ii) kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra, (iii) phân tích thực trạng triển khai Ngân hàng số của các NHTM Việt Nam và (iv) đề ra một số giải pháp/ khuyến nghị. Từ khóa: Ngân hàng số, Digital Banking, Số hóa, Công nghệ ngân hàng 1. Giới thiệu Ngành ngân hàng là một trong những ngành đứng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin, chắc chắn không nằm ngoài vòng xoáy của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hiện nay trên thế giới có khoảng 43% dân số được kết nối và sử dụng Internet. Một thống kê thú vị từ Business Insider cho thấy trong vòng 10 năm trở lại đây, con người đã chứng kiến nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật hơn là 10.000 năm trước cộng lại và 5 năm tới, nhân loại sẽ đón nhận hàng nghìn tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Riêng tại châu Âu, dự kiến trong 5 năm tới, hơn hai phần ba số khách hàng ngân hàng ở châu Âu có khả năng “tự định hướng” và thích nghi cao với thế giới trực tuyến (Olanrewaju, 2014). Tại Việt Nam, một số ngân hàng thương mại đã và đang bắt đầu quan tâm đến mô hình Ngân hàng số, việc triển khai áp dụng Ngân hàng số đã đạt được những kết quả nhất định ở một số hoạt động/mảng nghiệp vụ, nhưng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng đúng tiêu chuẩn của mô hình này, do đó cần lộ trình thực hiện để nâng cấp hệ thống và đáp 1 Email của tác giả chính: phambichlien2009@gmail.com 72 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG ứng nhu cầu dịch vụ tài chính ngày càng gia tăng. Mô hình Ngân hàng số với các đặc trưng sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng nhưng thủ tục đơn giản, thời gian xử lý nhanh và giao dịch không bị rào cản bởi vị trí địa lý thông qua thiết bị kết nối với Internet, rất phù hợp cho xã hội hiện đại hóa, công nghiệp hóa. 2. Ngân hàng số: Khái niệm, tác động đối với ngân hàng và khách hàng Khái niệm “Ngân hàng số” Theo Gaurav Sarma (2017), Ngân hàng số (Digital Banking) là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ Ngân hàng truyền thống. Nói cách khác, tất cả những gì khách hàng có thể thực hiện ở các chi nhánh ngân hàng bình thường được số hóa và tích hợp vào một ứng dụng ngân hàng số duy nhất, và thông qua ứng dụng này khách hàng không cần phải đến chi nhánh ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được tất cả các giao dịch, đồng thời các hoạt động của ngân hàng như quản lý rủi ro, nguồn vốn, phát triển sản phẩm, marketing, quản lý bán hàng... cũng được số hóa. Digital Banking là loại hình ngân hàng kỹ thuật số đòi hỏi cao về công nghệ bao gồm sự đổi mới trong dịch vụ tài chính cho khách hàng và khách hàng thương mại xung quanh các chiến lược di động, kỹ thuật số, AI, thanh toán, RegTech, dữ liệu, blockchain, API, kênh phân phối và công nghệ (American Banker, 2018). Trong khi Online Banking/E-banking là hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử (bao gồm các dịch vụ con như Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking) được tạo ra để bổ sung cho các dịch vụ trên nền tảng ngân hàng truyền thống thì Digital Banking là một loại hình ngân hàng có ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc hệ thống của một ngân hàng, từ cơ cấu tổ chức đến quy trình làm việc, sản phẩm dịch vụ, vấn đề pháp lý, chứng từ và phương thức giao dịch với khách hàng. Tuy hình thức hoạt động đều dựa trên Internet nhưng E-Banking là một dịch vụ phát triển thêm vào của ngân hàng, tập trung vào những tính năng chính như chuyển tiền, thanh toán và tra cứu số dư tài khoản. Còn đối với Digital Banking sẽ có tất cả chức năng của một ngân hàng đích thực như đã kể trên, mọi giao dịch đều tiến hành online và khách hàng có thể gửi yêu cầu, thắc mắc chỉ bằng thiết bị di động. Tác động của sự phát triển Ngân hàng số đối với các ngân hàng - Tiết kiệm chi phí: Theo Olanrewaju (2014), các ngân hàng có thể tăng lợi nhuận EBITDA lên tới 40% bằng cách chuyển sang ngân hàng số. Kết quả tiết kiệm chi phí 73 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG đến từ tự động hóa các chức năng, loại bỏ các thao tác dư thừa, sử dụng AI thay thế con người trong việc xử lý dữ liệu... Qua đó, các Ngân hàng thậm chí còn có những lợi ích lớn hơn, như có thể truy cập vào cơ sở Dữ liệu lớn hơn và thời gian phản hồi nhanh hơn, chính xác hơn đối với các thay đổi thị trường. Olanrewaju (2014) cũng ước tính rằng chuyển đổi kỹ thuật số sẽ tăng 30% doanh thu của một ngân hàng châu Âu điển hình, đặc biệt là trong các sản phẩm có doanh thu cao như cho vay và thanh toán cá nhân. - Tăng khả năng cạnh tranh: Phát triển Ngân hàng số, đặc biệt là sử dụng AI có ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: