Danh mục

Mức độ sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 380.00 KB      Lượt xem: 83      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Mức độ sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông tại các ngân hàng thương mại Việt Nam" sử dụng chỉ số ICT và nhóm các yếu tố cấu thành trong công thức tính ICT như hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực, ứng dụng dịch vụ trực tuyến và ứng dụng nội bộ CNTT để xem xét mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mức độ sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông tại các ngân hàng thương mại Việt Nam MỨC ĐỘ SẴN SÀNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ThS Trần Trọng Hiếu TS Phạm Thủy Tú Trường Đại học Tài chính – Marketing Tóm tắt: Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong ngành ngân hàng là xu thế tất yếu trong thời kỳ công nghệ số. Bài viết sử dụng chỉ số ICT và nhóm các yếu tố cấu thành trong công thức tính ICT như hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực, ứng dụng dịch vụ trực tuyến và ứng dụng nội bộ CNTT để xem xét mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các kết quả tính toán, thống kê được thực hiện trên dữ liệu tổng hợp từ 30 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ 2013 – 2020. Kết quả cho thấy từ sau cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành ngân hàng Việt Nam đã có bước chuyển biến đáng kể, các nhóm chỉ số được chọn nghiên cứu có sự biến động nhất định và có xu hướng gia tăng từ 2017 đến nay, đây là một tín hiệu đang mừng, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đang thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Các kết quả thu được kỳ vọng bổ sung thêm nguồn tham khảo cho ngân hàng nhằm phát huy sức mạnh của CNTT-TT gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Từ khóa: CNTT, ICT, ngân hàng, truyền thông, ứng dụng 1. Đặt vấn đề Ngành dịch vụ tài chính, đặc biệt là ngành ngân hàng, được coi là ngành tiên phong trong việc sử dụng các sản phẩm từ công nghệ thông tin và ứng dụng truyền thông để đưa thông tin sản phẩm dịch vụ đến mọi thành phần khách hàng. Sự hiện diện của dịch vụ tài chính ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT) mang lại cho ngành ngân hàng Việt Nam cơ hội thuận lợi trong việc gia tăng vị thế cạnh tranh ở thị trường trong nước và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài. Dựa vào đặc trưng và thế mạnh truyền thông từ CNTT, các ngân hàng có thể tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng từ các tầng lớp xã hội, kể cả vùng sâu vùng xa, các cá nhân không có khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Trong bối cảnh bùng nổ nền kinh tế số, phát triển hoạt động ngân hàng theo định hướng ứng dụng CNTT-TT đang là xu thế mà các ngân hàng Việt Nam đang tích cực hướng đến. Các hoạt động quản lý, nghiệp vụ giao dịch tài chính ngày nay được triển - 145 khai chủ yếu dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT trở nên thông dụng và phổ biến. Hiện tại, các hoạt động thanh toán qua thương mại điện tử, xử lý giao dịch di động đang dần được thay thế cho các phương thức truyền thống. Đặc biệt trong bối cảnh toàn thế giới chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, các hoạt động thanh toán và giao dịch đại đa số được chuyển sang hình thức online bằng việc ứng dụng CNTT trong quản lý ngân hàng. Các hệ thống tài chính nói chung cũng như các NHTM VN nói riêng trong những năm gần đây không ngừng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển và ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động nội bộ cũng như dịch vụ trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu của (Wonglimpiyarat, 2017) cho thấy các đặc điểm của hệ thống tài chính đổi mới dựa trên ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng, trên phạm vi toàn cầu và ở Thái Lan. Bản chất đổi mới của hệ thống là cung cấp một xu hướng và hướng phát triển tài chính được đổi mới dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng. Các ứng dụng CNTT-TT được coi là một trong những yếu tố cách mạng hóa ngành dịch vụ tài chính. Đầu tư CNTT-TT phát triển fintech là dịch vụ tài chính mới nhất đổi mới phương thức thanh toán mang lại một cảnh quan mới trong thời đại kỹ thuật số của ngành tài chính. Nghiên cứu của (Thompson, 2017), chỉ ra rằng đầu tư phát triển và ứng dụng CNTT-TT cung cấp nền tảng cho các ngân hàng và phi ngân hàng để tạo điều kiện cho các dịch vụ thanh toán và chuyển khoản qua mạng dễ dàng hơn với chi phí hợp lý. Theo đó, quan hệ giữa công nghệ và kinh doanh có thể ảnh hưởng lẫn nhau, công nghệ có thể thay đổi quy trình kinh doanh và ngược lại quy trình kinh doanh có thể tác động làm thay đổi hướng phát triển công nghệ. Ngoài ra, nghiên cứu của (Ghosh, 2017) cho rằng sự đổi mới công nghệ hiện đại dẫn đến biến đổi mô hình kinh doanh thông thường thành mô hình kinh doanh mới kịch bản dự kiến. Đồng thời có thể cung cấp giá trị mục tiêu lớn hơn với một chi phí thấp, hơn nữa có thể tồn tại các sản phẩm dịch vụ khác nhau có mức giá hấp dẫn và phù hợp hơn. Việc ứng dụng nhiều công nghệ đổi mới đã đưa thế giới thay đổi nhanh hơn trước, những khách hàng cũ không bị mất đi những lợi ích khi sử dụng dịch vụ ngoại trừ một số nguy cơ tiềm ẩn về quá trình bảo mật và an toàn thông tin. Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện liên quan đến việc ứng dụng CNTT-TT vào hoạt động ngân hàng nói chung. Chủ yếu là các bài báo, nhận định thực hiện bằng phương pháp định tính để đánh giá chung về các thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng CNTT trong hoạt động ngân hàng. Để bổ sung thêm những nhận định, góc nhìn cho các nghiên cứu liên quan, nhóm tác giả thực hiện bài viết “Mức độ sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” nhằm đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT-TT tại các NHTM trong giai đoạn 2013 – 2020. Từ các kết quả thu được, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT-TT vào hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thời đại kinh tế số. 146 - 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước 2.1. Cơ sở lý thuyết Khái niệm chi phí giao dịch lần đầu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: