Danh mục

Phát triển ngành Bảo hiểm Việt Nam theo xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 571.04 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đã phân tích thực trạng sự hiểu biết và nhu cầu của khách hàng để làm rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra kiến nghị và đề xuất giải pháp để phát triển ngành bảo hiểm theo kịp xu hướng phát triển chung của khu vực và trên toàn thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển ngành Bảo hiểm Việt Nam theo xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA 'CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG' PHÁT TRIỂN NGÀNH BẢO HIỂM Việt Nam THEO XU THẾ Cách mạng công nghiệp 4.0 ThS. Nguyễn Xuân Tiệp1, Trịnh Nguyễn Hà Nhung, Nguyễn Minh Quang, Trương Thị Ngọc Ánh, Trần Minh Phương Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi mọi thành phần của nền kinh tế đòi hỏi tất cả các ngành, lĩnh vực phải chuyển mình để bắt kịp xu thế phát triển trên thế giới. Việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong ngành bảo hiểm (InsurTech) có vai trò cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng và kinh tế - xã hội. Trên thế giới, InsurTech đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao và thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn, đặc biệt là thị trường châu Á. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc áp dụng công nghệ 4.0 trong ngành bảo hiểm còn chưa được chú trọng, InsurTech vẫn đang trong giai đoạn hình thành sơ khai và chưa đạt được thành tựu đáng kể. Đề tài đã phân tích thực trạng sự hiểu biết và nhu cầu của khách hàng để làm rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra kiến nghị và đề xuất giải pháp để phát triển ngành bảo hiểm theo kịp xu hướng phát triển chung của khu vực và trên toàn thế giới. Từ khoá: Cách mạng công nghiệp 4.0, InsurTech, bảo hiểm, phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam 1. Giới thiệu 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra trên toàn thế giới và đạt được những thành tựu to lớn, làm thay đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội và thâm nhập vào từng lĩnh vực của nền kinh tế. Là một trong ba trụ cột của lĩnh vực tài chính, ngành bảo hiểm cũng phải thay đổi để thích nghi với môi trường công nghệ hiện đại. Công nghệ được áp dụng trong lĩnh vực bảo hiểm hay còn được gọi là InsurTech được ví như một cơn bão sẽ phá tan mọi phương thức hoạt động truyền thống, làm thay đổi hành vi tiêu dùng và các phương thức kinh doanh cũng như quản trị của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH). Trong tương lai, với sự phát triển của InsurTech, khách hàng có thể tự đóng gói đơn bảo hiểm theo yêu cầu của mình, hợp đồng bảo hiểm sẽ được chuyển đến 1 Email của tác giả chính: tiepnx@neu.edu.vn 409 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA 'CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG' email cho khách hàng chỉ sau vài giây. Khi bồi thường, mọi quy trình cũng có thể thực hiện tự động hóa theo công thức có sẵn và khép kín, thuận tiện và nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, có thể nói InsurTech là xu hướng tất yếu, không thể thiếu trên con đường hội nhập và phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam. Đề tài “Phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam theo xu thế CMCN 4.0” giúp các DNBH có thêm cơ sở, thông tin trong việc định hướng phát triển ứng dụng công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: • Khái quát về CMCN 4.0 và các ứng dụng thành tựu của công nghệ 4.0 trong lĩnh vực bảo hiểm (InsurTech). • Đánh giá thực trạng phát triển ứng dụng công nghệ ngành bảo hiểm Việt Nam. • Định hướng phát triển lĩnh vực Bảo hiểm số để đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành trong dài hạn. Đồng thời, đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực bảo hiểm. 1.3. Tổng quan nghiên cứu Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu cũng đã quan tâm tới việc phát triển công nghệ trong ngành bảo hiểm để nâng cao hiệu quả kinh doanh và quản lý. Cụ thể: Antonella Cappiello (2018) đã phân tích rõ những ảnh hưởng của thành tựu công nghệ 4.0 tới thị trường bảo hiểm thế giới hiện nay. Làn sóng công nghệ tác động lên từng đối tượng và chủ thể liên quan, làm thay đổi chuỗi giá trị ngành, nhất là trong tư duy và phương thức tiếp cận khách hàng. Bảo hiểm số sẽ mở ra các cơ hội phát triển mới nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức cho ngành bảo hiểm. Nguyễn Ngọc Sơn (2014) đã làm rõ thực trạng, những kết quả đạt được, những khó khăn, tồn đọng trong quản lý đối tượng bảo hiểm xã hội thông qua hệ thống CNTT tại tỉnh Hòa Bình. Trương Ngọc (2017) chỉ rõ thực trạng chi vượt quỹ do trục lợi bảo hiểm thông qua số liệu cụ thể và đưa ra các giải pháp quản lý quỹ dựa trên nền tảng cơ bản của Big Data và IoT. Mỗi cá nhân được cấp số định danh duy nhất, hệ thống thông tin được tích hợp và đồng bộ hóa sẽ giúp kiểm soát dữ liệu hiệu quả, giảm thiểu tình trạng trục lợi từ cả hai phía người mua bảo hiểm và cán bộ nhân viên. Đề tài liên quan tới cuộc CMCN 4.0 trong bảo hiểm tại Việt Nam là một vấn đề 410 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA 'CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG' mới nhưng hiện nay chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các đề tài trước kia thiếu tính cập nhật, mới chỉ dừng ở các thành tựu của cuộc cách mạng 3.0. Thêm vào đó, phạm vi của các đề tài còn chưa rộng, chủ yếu là tập trung ứng dụng CNTT vào trong BHYT, BHXH trong khi mảng BHTM lại chưa được chú trọng. Như vậy, hiện tại chưa có tác giả nào nghiên cứu về việc ứng dụng những thành tựu công nghệ 4.0 trong hoạt động kinh doanh và quản lý bảo hiểm trong các cơ quan và DNBH. 1.4. Cơ sở lí thuyết về Cách mạng công nghiệp 4.0 và InsurTech a) Sơ lược về Cách mạng công nghiệp 4.0: CMCN lần thứ nhất nổ ra vào khoảng năm 1784 với đặc trưng là sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hoá sản xuất. Ngay sau đó, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: