Danh mục

Phát triển ngành dịch vụ logistics trong thời đại 4.0

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 592.76 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này tập trung phân tích, đánh giá thực trạng ngành dịch vụ logistics Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải pháp khả thi để góp phần phát triển ngành dịch vụ logistics của đất nước trong thời đại 4.0. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển ngành dịch vụ logistics trong thời đại 4.0 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG THỜI ĐẠI 4.0 DEVELOPING LOGISTIC SERVICES SECTOR IN INDUSTRY 4.0 GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh NCS. Hà Minh Hiếu Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam ThS. Kim Ngọc Tuấn Cộng Hòa Liên Bang Đức Email: hongvan@ueh.edu.vn Tóm tắt CMCN 4.0 mở ra rất nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt đất nước ta nói chung, ngành dịch vụ logistics nói riêng trước rất nhiều thách thức. Theo World Bank (WB), chi phí logistics của nước ta hiện tương đương với khoảng 20,9% GDP, so với các nền kinh tế trên thế giới đây là mức chi phí rất cao, gần gấp đôi các nước phát triển. Chi phí logistics cao là một mối nguy đối với thương mại nói riêng, nền kinh tế đất nước nói chung. Nắm bắt được những cơ hội của CMCN 4.0 sẽ giúp ngành dịch vụ logistics Việt Nam cất cánh, trở thành “một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân…” (Quyết định số 200 QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/02/2017). Để làm được điều đó cần đánh giá chính xác những điểm mạnh, điểm yếu của ngành dịch vụ logistics, đồng thời nhận diện được những cơ hội, thách thức do cuộc cách mạng này mang lại. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết, cùng với việc xác định những cơ hội, nguy cơ do CMCN 4.0 mang đến cho ngành logistics, bằng phương pháp nghiên cứu định tính nhóm nghiên tập trung phân tích, đánh giá thực trạng ngành dịch vụ logistics Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải pháp khả thi để góp phần phát triển ngành dịch vụ logistics của đất nước trong thời đại 4.0. Từ khóa: Logistics, dịch vụ logistics, ngành dịch vụ logistics, CMCN 4.0, 4.0. Abstract Industry 4.0 creates both opportunities and challenges for Vietnam, in general, and for the industry of logistics services, in particular. According to the World Bank, logistics expenditure in Vietnam equals to 20.9% GDP year, which is a very high level of expense and amounts to almost double the same ratio in many developed countries. Such a high level of logistics expenditure represents a risk for the trading and economy of Vietnam. The successful leverage of opportunities brought about by Industry 4.0 would substantially enhance the country's logistics service sector and let it become 'a key service sector in the structure of the national economy' (Decision 200 QD/TTg by the Prime Minister, 14/02/2017). This requires the accurate assessment of the sector's strengths and weaknesses as well as the opportunities and threats associated with Industry 4.0. Apart from the identification of these opportunities and threats, the following paper offers a quantitative analysis and evaluation of the current situation of Vietnam's logistics service industry and suggests feasible strategies to develop the sector in the face of Industry 4.0. Keywords: Logistics, logistics services, logistics service sector, Industry 4.0, 4.0. 1. Giới thiệu Chúng ta đã và đang nói rất nhiều về CMCN 4.0, về tác động của CMCN 4.0 đến toàn nền kinh tế và đến từng ngành nghề, lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có ngành dịch vụ logistics. Vậy 4.0 có ảnh hưởng như thế nào đến ngành dịch vụ đặc biệt này? Phần tiếp theo xin được bàn luận về dịch vụ logistics, ngành dịch vụ logistics và ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến ngành này. 1.1. Logistics là gì? Dịch vụ Logistics là gì? Do tầm quan trọng đặc biệt của Logistics, cho đến nay có nhiều trường phái, nhiều tác giả nghiên cứu về Logistics và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Theo chúng tôi “Logistics là quá trình tối ưu hóa về địa điểm và thời điểm, tối ưu hóa việc lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu 879 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 vào nguyên thủy cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thích hợp, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Logistics là một chức năng kinh tế chủ yếu, có vai trò rất quan trọng đối với thương mại nói riêng, nền kinh tế nói chung. Logistics có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, ở đâu có tối ưu hóa, ở đó có logistics, chứ logistics không đơn giản chỉ là kho và vận. Nhưng lĩnh vực logistics hoạt động tập trung nhất, dễ thấy nhất, chính là giao nhận vận tải, kho bãi. Điểm lại lịch sử phát triển Logistics từ những năm 60 của thế kỷ 20 trở lại đây, ta thấy Logistics đã phát triển dưới các hình thức 1PL, 2PL, 3PL, 4PL và 5PL, trong đó: - Logistics bên thứ nhất (1 PL – First Party Logistics) – người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics. First Party Logistics làm phình to bộ máy của doanh nghiệp và với các doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, cũng như kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics, thì hình thức này thường làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Logistics bên thứ hai ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: