Danh mục

Phát triển ngành hàng lúa gạo tại Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 443.57 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lúa gạo là ngành hàng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp và có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam. Sự phát triển của ngành lúa gạo một mặt góp phần cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và mặt khác đóng góp một tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu hàng hóa nông sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển ngành hàng lúa gạo tại Việt Nam Phát triển ngành hàng lúa gạo tại Việt Nam Đào Thị Bích Thủy Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN1. MỞ ĐẦU Lúa gạo là ngành hàng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp và có vịtrí quan trọng đối với sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn ở ViệtNam. Sự phát triển của ngành lúa gạo một mặt góp phần cho đảm bảo anninh lương thực quốc gia và mặt khác đóng góp một tỷ trọng lớn trong giátrị xuất khẩu hàng hóa nông sản. Từ năm 1989 Việt Nam trở thành nướcxuất khẩu gạo và đến nay luôn duy trì là 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo lớnnhất thế giới. Trong giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp, giá trị sảnxuất của ngành trồng trọt chiếm từ 64-68%. Lúa gạo chiếm vị thế cao nhấttrong ngành trồng trọt, với diện tích đất trồng lúa chiếm trên 50% tổng diệntích gieo trồng các loại cây. Ở Việt Nam, mặc dù diện tích đất trồng lúa cóở khắp các vùng miền trên cả nước song chủ yếu tập trung vào các khu vựcĐồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ vàDuyên hải miền Trung. Tùy thuộc theo điều kiện tự nhiên về khí hậu và đấtđai, các vùng miền có thể canh tác từ 2 đến 3 vụ lúa trong một năm. Đồngbằng sông Hồng có hai vụ lúa chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa.Khu vực đồng bằng ven biển Trung Bộ mỗi năm có ba vụ lúa chính là vụThu Hè, vụ Đông Xuân và vụ Mùa. Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậucận nhiệt đới rất thuận lợi, mỗi năm có hai vụ lúa chính là vụ Chiêm và vụMùa và ngoài ra còn có thêm một vụ lúa nữa là vụ Hè Thu(https://khogaomientay.com/co-bao-nhieu-vu-lua-mot-nam-va-thoi-gian-moi-vu-o-nuoc-ta.html). Thực trạng phát triển ngành sản xuất lúa gạo đượcđánh giá trên các góc độ về diện tích đất trồng, sản lượng, năng suất lúa vàhiệu quả sử dụng đất trên cả nước và theo vùng miền.2. THỰC TRẠNG TRÊN CẢ NƯỚC Tính trong giai đoạn 1995-2020, diện tích đất trồng lúa trên cả nướccó gia tăng, mặc dù không đáng kể với tốc độ tăng bình quân hàng năm là0,31%. Quan sát diễn biến cụ thể hàng năm có thể thấy diện tích đất trồng 321biến động lên xuống theo 4 thời kỳ. Thời kỳ 1995-2000, diện tích đất trồnglúa tăng với tốc độ bình quân hàng năm ở mức 2,54%/năm; thời kỳ 2001-2007 diện tích đất trồng giảm với tốc độ bình quân 0,9%/năm; thời kỳ 2008-2013, diện tích đất trồng tăng với tốc độ bình quân 1,59%/năm và đạt đỉnhcao nhất ở mức 7,9 triệu ha vào năm 2013 và thời kỳ 2014-2020 diện tíchđất trồng giảm với tốc độ bình quân 1,16%/năm. Năm 2020 diện tích đấttrồng lúa của cả mước là 7,28 triệu ha và được dự tính tiếp tục giảm. Lýgiải cho sự sụt giảm mạnh diện tích đất trồng lúa trong những năm gần đâylà bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Thứ nhất là do biến đổi khíhậu và nước biển dâng (https://2075.com.vn/giai-phap-khoa-hoc-cong-nghe-trong-hoat-dong-san-xuat-lua-gao). Biến đổi khí hậu làm nước biểndâng cao không những gây ra ngập lụt mà còn làm mất đất trồng lúa ở cácvựa lúa quan trọng như Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồngvà các tỉnh duyên hải miền Trung. Bên cạnh đó, nước biển dâng còn gây rasự nhiễm mặn, làm giảm hệ số sử dụng đất và ảnh hưởng tới khả năng sinhtrưởng và chất lượng lúa. Biến đổi khi hậu đi kèm với sự gia tăng nhiệt độkéo dài làm giảm độ ẩm của đất, gây hạn hán làm giảm diện tích đất trồng.Một số vùng ở miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung là những vùngchịu tác động nặng nề nhất của hạn hán. Thứ hai là cùng với tiến trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đất trồng lúa ngày càng giảm do phảidành diện tích cho phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và đô thị hóa(http://agro.gov.vn/vn/tID15248_Moi-nam-dien-tich-trong-lua-cua-Viet-Nam-bi-thu-hep-59000ha.html). Thứ ba là do sự chuyển đổi đất trồng khimột phần đất trồng lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang nuôi trồng thủysản và cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hình 1. Diện tích đất trồng lúa trên cả nước giai đoạn 1995-2020 (Đơn vị: nghìn ha) (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 322 Trong giai đoạn 1995-2020, sản lượng lúa của cả nước tăng với tốcđộ bình quân hàng năm là 2,23%. Năm 1995, sản lượng lúa của cả nướcchỉ là 24,96 triệu tấn nhưng đến năm 2015 đã đạt mức cao nhất là 45,09triệu tấn. Năm 2020 sản lượng lúa đạt mức 42,76 triệu tấn. Tăng trưởngtrong sản lượng lúa được quyết định bởi sự gia tăng trong diện tích đấttrồng và gia tăng trong năng suất lúa (được tính theo giá trị sản lượng lúatrên một đơn vị diện tích đất trồng). Trong giai đoạn này năng suất lúa đượcghi nhận tăng với tốc độ bình quân hàng năm ở mức 1,9%. Với sự tăngtrưởng trong năng suất lúa cao hơn gấp 6,1 lần so với tốc độ tăng trưởngcủa diện tích đất trồng, năng suất lúa đã trở thành yếu tố chủ chốt quyếtđịnh tăng trưởng của sản lượng lúa. Nhìn chung, tăng trưởng trong năngsuất lúa đóng góp khoảng 86% và tăng trưởng trong diện tích đất trồngđóng góp kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: