Danh mục

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính thông qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 91.32 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến việc vận dụng quy trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo trong dạy học ở tiểu học, xây dựng kế hoạch dạy học theo quy trình kiến tạo từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện và phát triển năng lực cá nhân của học sinh tiểu học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính thông qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 157-162 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0161 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ KHIẾM THÍNH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON Bùi Thị Lâm và Bùi Ánh Ngọc Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Khám phá khoa học là một hoạt động đầy thú vị đối với trẻ khiếm thính ở trường mầm non và cũng là hoạt động học ngôn ngữ của trẻ. Bài viết trình bày những cách thức hỗ trợ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non gồm: giới thiệu cho trẻ từ ngữ sử dụng trong hoạt động khám phá khoa học; lôi cuốn trẻ khiếm thính nói chuyện trong hoạt động khám phá; sử dụng sách khoa học để củng cố, mở rộng ngôn ngữ có liên quan đến hoạt động khám phá. Bài báo đề cập đến việc vận dụng quy trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo trong dạy học ở tiểu học, xây dựng kế hoạch dạy học theo quy trình kiến tạo từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện và phát triển năng lực cá nhân của học sinh tiểu học. Từ khóa: Khám phá khoa học, phát triển ngôn ngữ, trẻ khiếm thính, trường mầm non. 1. Mở đầu Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng trong giáo dục trẻ khiếm thính ở trường mầm non. Nghiên cứu các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính thông qua các hoạt động khác nhau ở trường mầm non luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nghiên cứu về giáo dục trẻ khiếm thính. Nghiên cứu về đặc điểm hoạt động khám phá khoa học ở trẻ khiếm thính đã được các tác giả Bybee, R.W, Hendricks, P.A [1], Lindsey Jones [5], Sungmin ML and Okja Kim [11] quan tâm nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã cho rằng khám phá khoa học là một hoạt động đầy thú vị đối với trẻ khiếm thính ở trường mầm non. Hoạt động này hình thành ở trẻ sự thích thú, đam mê khám phá, nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ. Thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp trẻ khiếm thính phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê tìm hiểu khoa học. Bên cạnh đó, hoạt động khám phá khoa học cũng là hoạt động học ngôn ngữ ở trẻ khiếm thính. Thật thú vị là, hoạt động khám phá khoa học phù hợp với cách học tập thông qua thị giác và các hoạt động thực hành - hai nhân tố phù hợp với các nhu cầu học tập của nhiều trẻ khiếm thính [1, 5]. Giá trị của những hoạt động khám phá khoa học là học tập xảy ra trong quá trình chơi, có sự gắn bó chặt chẽ giữa trải nghiệm và ngôn ngữ [8, 10]. Giáo viên có thể hỗ trợ phát triển ngôn Ngày nhận bài: 15/6/2017. Ngày nhận đăng: 21/9/2017 Liên hệ: Bùi Thị Lâm, e-mail: lambt75@yahoo.com 157 Bùi Thị Lâm và Bùi Ánh Ngọc ngữ cho trẻ khiếm thính trong hoạt động khám phá khoa học bằng cách khuyến khích trẻ sử dụng từ vựng liên quan đến những sự vật, hiện tượng trẻ đang quan tâm, nói lại ý tưởng của người khác và hiểu được kết luận từ những quan sát cụ thể. Lợi ích của hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em nói chung, trẻ khiếm thính nói riêng đã được nhiều tác giả đề cập [1, 2, 8, 10]..., song tổ chức các hoạt động khám phá khoa học như thế nào để hỗ trợ quá trình học ngôn ngữ của trẻ khiếm thính thì chưa được quan tâm nghiên cứu xứng đáng với vị trí của nó. Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã được công bố, bài viết này sẽ tìm hiểu và đề xuất các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính thông qua hoạt động khám phá khoa học nhằm chỉ dẫn cho giáo viên tổ chức tốt hơn hoạt động khám phá khoa học và đạt được các mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Mối quan hệ giữa hoạt động khám phá khoa học và ngôn ngữ Các nhà nghiên cứu về giáo dục mầm non đều nhận định rằng hoạt động khám phá khoa học và phát triển ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau [3, 9, 12]. Quá trình tiếp thu ngôn ngữ về cơ bản là giống với quá trình tiếp thu các thông tin khoa học: cả hai cùng cần phải tìm kiếm những đặc điểm về những khía cạnh khác nhau của thông tin và thông báo cho người khác biết khi phát triển ý tưởng. Khi ngôn ngữ nói được sử dụng trong những tình huống cụ thể để tìm ra những mối liên hệ, nó hỗ trợ việc học khoa học đối với cả người nói và người nghe [11]. Một sự tương đồng nữa giữa ngôn ngữ và khoa học là khi trẻ học sử dụng từ mới thì bản thân từ vựng cũng trở thành công cụ để học khoa học trong tương lai [1]. Khi trẻ nói lại quan sát của mình, trẻ đã sử dụng những từ như là công cụ để diễn tả những hình ảnh thị giác về các đồ vật gần gũi. Chẳng hạn, một trẻ chơi trên sân gọi các bạn lại để nói rằng: “Hãy đến xem dấu giầy của bạn A”. Trẻ tham gia vào thảo luận về dấu giầy đều hiểu được ý nghĩa của câu nói. Từ vựng là một phương tiện để giúp trẻ tạo ra những so sánh mà không cần phải có ngay dấu giầy và đế giầy cùng lúc trước mắt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: