Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam: Nghiên cứu điển hình tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung
Số trang: 25
Loại file: pdf
Dung lượng: 383.97 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong nền kinh tế tri thức, khi hơn 80% giá trị sản phẩm là hàm lượng chất xám, tài sản nguồn nhân lực càng được đặt vào một vị trí quan trọng. Thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng trong các tổ chức. Người lao động làm việc nhiệt tình, năng suất và hiệu quả công việc cao thì các mục tiêu của tổ chức sẽ dễ dàng đạt được hơn, từ đó tạo thuận lợi không ngừng phát triển. Bài viết sau xin được đưa ra một số gợi ý góp phần hoàn thiện phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam: Nghiên cứu điển hình tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG NCS.ThS. Võ Thị Hòa Loan* TÓM TẮT Trong nền kinh tế tri thức, khi hơn 80% giá trị sản phẩm là hàm lượng chất xám, tài sản nguồn nhân lực càng được đặt vào một vị trí quan trọng. Thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng trong các tổ chức. Người lao động làm việc nhiệt tình, năng suất và hiệu quả công việc cao thì các mục tiêu của tổ chức sẽ dễ dàng đạt được hơn, từ đó tạo thuận lợi không ngừng phát triển. Với xu hướng hợp tác và cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững đều phải hiểu rõ tầm quan trọng của nhân tố nguồn nhân lực. Có thể nói, nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của doanh nghiệp, là nhân tố cơ bản quyết định đến sự phát triển và thành bại của doanh nghiệp. Làm thế nào để giúp các doanh nghiệp vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa lập kế hoạch tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả đang là vấn đề được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung là một công ty kinh doanh trong ngành thủy sản và là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn. Công ty đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh đã gây tổn thất rất lớn đến sự phát triển của công ty trong năm vừa qua. Những biến động của môi trường kinh doanh tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để Công ty có thể phát triển ổn định và bền vững, công tác quản trị nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực nói riêng là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, công tác này của công ty trong những năm qua còn chưa được quan tâm đúng mức, tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Nếu không tập trung hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực, Công ty sẽ không phát huy được tối đa khả năng của nguồn nhân lực, thậm chí gây lãng phí, giảm hiệu quả hoạt động và không thể thực hiện được những mục tiêu đặt ra. Bài viết sau xin được đưa ra một số gợi ý góp phần hoàn thiện phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung. Từ khóa: Phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp thủy sản, Việt Nam. * Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 208 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 1. Một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 1.1.1. Khái niệm cơ bản a. Nhân lực Nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động của con người - một nguồn lực đáng giá nhất trong các yếu tố sản xuất của các tổ chức. b. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động), bao gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp nhất định. c. Phát triển nguồn nhân lực Trước hết “phát triển” là sự vận động theo chiều hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các cách thức, biện pháp làm gia tăng chất lượng nguồn nhân lực thông qua thúc đẩy học tập, phát triển năng lực và tạo động lực lao động, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tổ chức. 1.1.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực Vai trò của phát triển nguồn nhân lực bao gồm: - Nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp, hay nói cách khác để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Nhờ phát triển nguồn nhân lực mà doanh nghiệp có thể đứng vững và thắng lợi trong cạnh tranh, nâng cao tính ổn định và năng động của doanh nghiệp. - Phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp sử dụng các máy móc, phương tiện kỹ thuật hiện đại, tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp. Đối với tổ chức/doanh nghiệp, thực tế cho thấy, phát triển nguồn nhân lực là điều kiện quyết định để một tổ chức có thể đi lên trong cạnh tranh. Nếu làm tốt công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ đem lại nhiều tác dụng cho các tổ chức, cụ thể là: + Trình độ tay nghề người thợ nâng lên, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả công việc; 209 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI + Nâng cao chất lượng thực hiện công việc; + Giảm bớt tai nạn lao động do người lao động nắm nghề nghiệp tốt hơn và có thái độ tốt hơn; + Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sát công việc nhiều hơn do hiểu rõ quy trình, hiểu rõ công việc; + Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức. Về phía người lao động, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động, là một trong những yếu tố tạo nên động lực lao động tốt, là con đường để người lao động có thể tiến bộ, luôn đáp ứng được yêu cầu công việc. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực cũng tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ, là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. 2. Nội dung phát triển nguồn nhân l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam: Nghiên cứu điển hình tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG NCS.ThS. Võ Thị Hòa Loan* TÓM TẮT Trong nền kinh tế tri thức, khi hơn 80% giá trị sản phẩm là hàm lượng chất xám, tài sản nguồn nhân lực càng được đặt vào một vị trí quan trọng. Thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng trong các tổ chức. Người lao động làm việc nhiệt tình, năng suất và hiệu quả công việc cao thì các mục tiêu của tổ chức sẽ dễ dàng đạt được hơn, từ đó tạo thuận lợi không ngừng phát triển. Với xu hướng hợp tác và cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững đều phải hiểu rõ tầm quan trọng của nhân tố nguồn nhân lực. Có thể nói, nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của doanh nghiệp, là nhân tố cơ bản quyết định đến sự phát triển và thành bại của doanh nghiệp. Làm thế nào để giúp các doanh nghiệp vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa lập kế hoạch tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả đang là vấn đề được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung là một công ty kinh doanh trong ngành thủy sản và là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn. Công ty đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh đã gây tổn thất rất lớn đến sự phát triển của công ty trong năm vừa qua. Những biến động của môi trường kinh doanh tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để Công ty có thể phát triển ổn định và bền vững, công tác quản trị nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực nói riêng là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, công tác này của công ty trong những năm qua còn chưa được quan tâm đúng mức, tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Nếu không tập trung hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực, Công ty sẽ không phát huy được tối đa khả năng của nguồn nhân lực, thậm chí gây lãng phí, giảm hiệu quả hoạt động và không thể thực hiện được những mục tiêu đặt ra. Bài viết sau xin được đưa ra một số gợi ý góp phần hoàn thiện phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung. Từ khóa: Phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp thủy sản, Việt Nam. * Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 208 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 1. Một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 1.1.1. Khái niệm cơ bản a. Nhân lực Nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động của con người - một nguồn lực đáng giá nhất trong các yếu tố sản xuất của các tổ chức. b. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động), bao gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp nhất định. c. Phát triển nguồn nhân lực Trước hết “phát triển” là sự vận động theo chiều hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các cách thức, biện pháp làm gia tăng chất lượng nguồn nhân lực thông qua thúc đẩy học tập, phát triển năng lực và tạo động lực lao động, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tổ chức. 1.1.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực Vai trò của phát triển nguồn nhân lực bao gồm: - Nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp, hay nói cách khác để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Nhờ phát triển nguồn nhân lực mà doanh nghiệp có thể đứng vững và thắng lợi trong cạnh tranh, nâng cao tính ổn định và năng động của doanh nghiệp. - Phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp sử dụng các máy móc, phương tiện kỹ thuật hiện đại, tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp. Đối với tổ chức/doanh nghiệp, thực tế cho thấy, phát triển nguồn nhân lực là điều kiện quyết định để một tổ chức có thể đi lên trong cạnh tranh. Nếu làm tốt công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ đem lại nhiều tác dụng cho các tổ chức, cụ thể là: + Trình độ tay nghề người thợ nâng lên, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả công việc; 209 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI + Nâng cao chất lượng thực hiện công việc; + Giảm bớt tai nạn lao động do người lao động nắm nghề nghiệp tốt hơn và có thái độ tốt hơn; + Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sát công việc nhiều hơn do hiểu rõ quy trình, hiểu rõ công việc; + Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức. Về phía người lao động, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động, là một trong những yếu tố tạo nên động lực lao động tốt, là con đường để người lao động có thể tiến bộ, luôn đáp ứng được yêu cầu công việc. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực cũng tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ, là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. 2. Nội dung phát triển nguồn nhân l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển nguồn nhân lực Doanh nghiệp thủy sản Xuất nhập khẩu thủy sản Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Kinh tế nhân lực Quản lý nhân lực của doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Mẫu Hợp đồng thuê khoán khảo sát
3 trang 359 0 0 -
22 trang 341 0 0
-
7 trang 276 0 0
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 trang 152 0 0 -
52 trang 108 0 0
-
116 trang 92 0 0
-
9 trang 90 1 0
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng
53 trang 85 0 0 -
Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay
7 trang 84 0 0 -
13 trang 83 0 0