Danh mục

Phát triển nguồn nhân lực cho ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam thời 4.0 – điển hình ngành công nghệ thông tin

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 282.20 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho thấy việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết để đưa ngành công nghệ thông tin phát triển đúng theo mục tiêu phát triển ngành này được chính phủ phê duyệt theo quyết định số 392/QĐ-TTg.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực cho ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam thời 4.0 – điển hình ngành công nghệ thông tin Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN CỦA VIỆT NAM THỜI 4.0 – ĐIỂN HÌNH NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ThS. Nguyễn Thị Lệ Đại học Thương mại TÓM TẮT Nguồn nhân lực luôn được coi là trái tim cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc phát triển nguồn nhân lực càng trở lên quan trọng để các doanh nghiệp có thể ứng dụng tốt công nghệ cho sự phát triển các lĩnh vực kinh doanh của mình. Công nghệ thông tin là một ngành có vai trò quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt trong bối cánh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ có sự phát triển và được ứng dụng rất rộng rãi vào các lĩnh vực trong nền kinh tế. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết để đưa ngành công nghệ thông tin phát triển đúng theo mục tiêu phát triển ngành này được chính phủ phê duyệt theo quyết định số 392/QĐ-TTg. Từ khóa: nguồn nhân lực, ngành công nghệ thông tin, cách mạng công nghiệp 4.0 ABSTRACT Human resources are always considered the heart for the development of businesses in particular and the whole economy in general. In the context of the industrial revolution 4.0, the development of human resources has become more and more important for businesses to apply technology well for the development of their business fields. Information technology is an important industry for Vietnam in the period of industrialization and modernization. Especially in the context of the industrial revolution 4.0, technology has developed and applied widely in the fields of the economy. Therefore, the development of information technology human resources in Vietnam in the current period is necessary to bring the information technology industry to develop in accordance with the development objectives of this industry approved by the government No. 392 / QD-TTg.1. Lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực công nghệ thông tin Theo Liên Hợp quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộcuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”(TLTK 7, tr2). Theo thuyết lao động xã hội: “Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động hoặc hẹphơn là nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động” (TLTK 10, tr 7-8). Theo giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của trường Đại học Kinh tế quốc dân: “Nguồn nhân lực lànguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là sốlượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định”. (TLTK 6, tr12). Theo GS. TS Bùi Văn Nhơn: “Nguồn nhân lực doanh nghiệp là lực lượng lao động của từng doanhnghiệp là số người trong danh sách của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trả lương”. (TLTK 8,tr72). Các kháiniệm trên đều đề cập tới người lao động về số lượng và chất lượng của người lao động. Họ co khả năng tạo 218 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵngra được những sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Và có thể hiểu nguồn nhân lưc tại các doanhnghiệp là toàn bộ người lao động làm việc trong tổ chức đó theo một cơ cấu xác định, với khả năng lao độngvà tiềm năng sáng tạo vô hạn, được tổ chức quản lý và phát triển nhằm thúc đẩy vai trò nguồn lực hạt nhântrong quá trình thực thi sử dụng mạng của tổ chức. Công nghệ thông tin (CNTT) là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đếnthông tin và các quá trình xử lý thông tin gồm tri thức, sự kiện, số liệu âm thanh, hình ảnh. Vì vậy, CNTT làhệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính,mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng cóhiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người. CNTTvà truyền thông (ICT) bao gồm 4 trụ cột cấu thành: ứng dụng ICT, nguồn nhân lực ICT, công nghiệp ICT vàcơ sở hạ tầng ICT. Lĩnh vực ứng dụng ICT gồm: kinh tế, xã hội, quản lý và những kết quả ứng dụng như : chính phủ điệntử , giáo dục điện tử, truyền thông và giải trí điện tử … Công nghiệp ICT gồm Công nghiệp phần mềm (CNPM), Công nghiệp phần cứng(CNPC), Côngnghiệp điện tử cùng các nhân tố hỗ trợ như trí thức, thông tin, dữ liệu…. CNPC bao gồm: máy tính, công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất thiết bị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: