Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 tại thành phố Đà Nẵng
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 374.99 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại thành phố Đà Nẵng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động sâu sắc đến nguồn nhân lực, nhất là đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 tại thành phố Đà Nẵng PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ThS Lê Đức Thọ* TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại thành phố Đà Nẵng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động sâu sắc đến nguồn nhân lực, nhất là đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong những năm qua, nguồn nhân lực tại Đà Nẵng có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại thành phố Đà Nẵng hiện nay. Từ khóa: Nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực; thu hút nhân tài; Đà Nẵng. 1. Mở đầu Trong quá trình xây dựng và phát triển, thành phố Đà Nẵng đã luôn chú trọng và xây dựng các cơ chế chính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, xác định đây là nguồn lực quan trọng, góp phần tạo chuyển biến về chất lượng đội ngũ cán bộ. Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, trong đó xác định phát triển 3 trụ cột: du lịch, công nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển và chú trọng phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn; cho phép Đà Nẵng thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền. Điều này sẽ tạo cơ hội, động lực phát triển Đà Nẵng theo hướng đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh, mang tầm quốc tế và có bản sắc riêng; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Căn cứ Nghị quyết 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng “đến năm 2030, tầm nhìn 2045 thì nhu cầu lao động tăng thêm của thành phố đến năm 2025 là hơn 250.000 và năm 2030 là 450.000” (Anh Tuấn, 2019). Tuy nhiên, công tác phát triển nguồn nhân lực tại thành phố Đà Nẵng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục về thị trường lao động, thất nghiệp, giải quyết việc làm. Đà Nẵng còn nhiều bất cập giữa các yếu tố thị trường như mất công bằng về cung – cầu lao động dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động, chuyển dịch cơ cấu còn chưa phù hợp. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại thành phố Đà Nẵng là việc làm cần thiết. Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng. * - 129 2. Thực trạng nguồn nhân lực tại thành phố Đà Nẵng Thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu như cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước, thì cách mạng công nghiệp lần thứ hai sử dụng động cơ điện và dây chuyền lắp đặp, sản xuất hàng loạt, tiếp đến là kỷ nguyên máy tính và tự động hóa trong cách mạng công nghiệp lần thứ ba, và hiện nay là các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bên cạnh những tác động to lớn mà cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại thì cũng có nhiều thách thức được đặt ra đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động và thị trường lao động. Trong những năm qua Đà Nẵng đã có nhiều sự quan tâm đầu tư, nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học dựa trên thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 và hướng tới xây dựng thành phố thông minh trong tương lai. Thành phố đã có những hoạch định cụ thể và triển khai thực hiện nghiên cứu, ứng dụng thông tin khoa học và công nghệ nhằm tăng cường năng lực tiếp cận với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, tiếp tới xây dựng thành phố thông minh. Để thích ứng được với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, thì phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đống vai trò quyết định. – Về chính sách thu hút nhân tài của thành phồ Đà Nẵng Từ năm 1997, sau khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là ở khu vực công. Đà Nẵng đã triển khai đồng bộ công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện chính sách thu hút, tuyển dụng cán bộ có trình độ cao, tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi vào làm việc; đào tạo nhân lực theo Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo thống kê của Sở Nội vụ Đà Nẵng, trong giai đoạn 1998-2014, sau 16 năm thực hiện, Thành phố đã tiếp nhận và bố trí công tác cho 1.269 người tốt nghiệp đại học công lập, chính quy trở lên (bảng 1) và 102 người tốt nghiệp ở nước ngoài. Bảng 1. Số lượng và trình độ của nhân lực được Đà Nẵng tiếp nhận giai đoạn 1998 – 2014 STT Trình độ Số lượng Tỷ lệ 1 Đại học 961 75.73 2 Thạc sĩ 283 22.3 3 Tiến sĩ 25 1.97 Tổng cộng 1.269 100 Nguồn: Số liệu của Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng 130 - Việc thu hút các đối tượng này đã bổ sung một lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thành phố đã bố trí tại cơ quan hành chính 591 người, trong đó tại các sở, ban, ngành là 387 người, chiếm 30,5%; tại quận, huyện là 76 người, chiếm 6%; phường, xã là 128 người, chiếm 10,1% và bố trí về đơn vị sự nghiệp 678 người, chiếm 53,4% (Anh Cao, 2020). 2% 12% Xã hội 26% Y tế 9% ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 tại thành phố Đà Nẵng PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ThS Lê Đức Thọ* TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại thành phố Đà Nẵng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động sâu sắc đến nguồn nhân lực, nhất là đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong những năm qua, nguồn nhân lực tại Đà Nẵng có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại thành phố Đà Nẵng hiện nay. Từ khóa: Nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực; thu hút nhân tài; Đà Nẵng. 1. Mở đầu Trong quá trình xây dựng và phát triển, thành phố Đà Nẵng đã luôn chú trọng và xây dựng các cơ chế chính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, xác định đây là nguồn lực quan trọng, góp phần tạo chuyển biến về chất lượng đội ngũ cán bộ. Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, trong đó xác định phát triển 3 trụ cột: du lịch, công nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển và chú trọng phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn; cho phép Đà Nẵng thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền. Điều này sẽ tạo cơ hội, động lực phát triển Đà Nẵng theo hướng đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh, mang tầm quốc tế và có bản sắc riêng; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Căn cứ Nghị quyết 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng “đến năm 2030, tầm nhìn 2045 thì nhu cầu lao động tăng thêm của thành phố đến năm 2025 là hơn 250.000 và năm 2030 là 450.000” (Anh Tuấn, 2019). Tuy nhiên, công tác phát triển nguồn nhân lực tại thành phố Đà Nẵng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục về thị trường lao động, thất nghiệp, giải quyết việc làm. Đà Nẵng còn nhiều bất cập giữa các yếu tố thị trường như mất công bằng về cung – cầu lao động dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động, chuyển dịch cơ cấu còn chưa phù hợp. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại thành phố Đà Nẵng là việc làm cần thiết. Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng. * - 129 2. Thực trạng nguồn nhân lực tại thành phố Đà Nẵng Thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu như cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước, thì cách mạng công nghiệp lần thứ hai sử dụng động cơ điện và dây chuyền lắp đặp, sản xuất hàng loạt, tiếp đến là kỷ nguyên máy tính và tự động hóa trong cách mạng công nghiệp lần thứ ba, và hiện nay là các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bên cạnh những tác động to lớn mà cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại thì cũng có nhiều thách thức được đặt ra đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động và thị trường lao động. Trong những năm qua Đà Nẵng đã có nhiều sự quan tâm đầu tư, nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học dựa trên thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 và hướng tới xây dựng thành phố thông minh trong tương lai. Thành phố đã có những hoạch định cụ thể và triển khai thực hiện nghiên cứu, ứng dụng thông tin khoa học và công nghệ nhằm tăng cường năng lực tiếp cận với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, tiếp tới xây dựng thành phố thông minh. Để thích ứng được với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, thì phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đống vai trò quyết định. – Về chính sách thu hút nhân tài của thành phồ Đà Nẵng Từ năm 1997, sau khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là ở khu vực công. Đà Nẵng đã triển khai đồng bộ công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện chính sách thu hút, tuyển dụng cán bộ có trình độ cao, tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi vào làm việc; đào tạo nhân lực theo Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo thống kê của Sở Nội vụ Đà Nẵng, trong giai đoạn 1998-2014, sau 16 năm thực hiện, Thành phố đã tiếp nhận và bố trí công tác cho 1.269 người tốt nghiệp đại học công lập, chính quy trở lên (bảng 1) và 102 người tốt nghiệp ở nước ngoài. Bảng 1. Số lượng và trình độ của nhân lực được Đà Nẵng tiếp nhận giai đoạn 1998 – 2014 STT Trình độ Số lượng Tỷ lệ 1 Đại học 961 75.73 2 Thạc sĩ 283 22.3 3 Tiến sĩ 25 1.97 Tổng cộng 1.269 100 Nguồn: Số liệu của Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng 130 - Việc thu hút các đối tượng này đã bổ sung một lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thành phố đã bố trí tại cơ quan hành chính 591 người, trong đó tại các sở, ban, ngành là 387 người, chiếm 30,5%; tại quận, huyện là 76 người, chiếm 6%; phường, xã là 128 người, chiếm 10,1% và bố trí về đơn vị sự nghiệp 678 người, chiếm 53,4% (Anh Cao, 2020). 2% 12% Xã hội 26% Y tế 9% ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực Cách mạng công nghiệp 4.0 Chính sách thu hút nhân lực Đào tạo nguồn nhân lựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 425 1 0 -
Mẫu Hợp đồng thuê khoán khảo sát
3 trang 367 0 0 -
22 trang 344 0 0
-
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 309 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 289 0 0 -
7 trang 277 0 0
-
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 214 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 211 0 0 -
6 trang 208 0 0
-
12 trang 194 0 0