Danh mục

Phát triển nguồn nhân lực hướng tới tăng trưởng bền vững

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 288.54 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với mọi quốc gia nguồn nhân lực luôn có vai trò hết sức quan trọng, nhưng đối với những quốc gia tài nguyên thiên nhiên không dồi dào, thì nguồn nhân lực càng có tầm quan trọng hơn. Việt Nam thuộc những nước không có nhiều tài nguyên, do vậy nguồn nhân lực càng có vị thế vượt trội đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Báo cáo sẽ đề cập tới một số vấn đề chung về nguồn nhân lực, một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng xem và tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực hướng tới tăng trưởng bền vững PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TSKH. Võ Đại Lược Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương Đối với mọi quốc gia nguồn nhân lực luôn có vai trò hết sức quan trọng, nhưng đối với những quốc gia tài nguyên thiên nhiên không dồi dào, thì nguồn nhân lực càng có tầm quan trọng hơn. Việt Nam thuộc những nước không có nhiều tài nguyên, do vậy nguồn nhân lực càng có vị thế vượt trội đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Báo cáo này sẽ đề cập tới một số vấn đề chung về nguồn nhân lực, một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. 1. Những vấn đề chung về phát triển nguồn nhân lực Trước hết phải xác định nguồn nhân lực là gì? Ngân hàng Thế giới cho rằng: “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp … của mỗi cá nhân”. Theo tổ chức Lao động quốc tế: “Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”. Hai định nghĩa này gắn nguồn nhân lực với lực lượng tham gia lao động, nghĩa là theo nghĩa hẹp. Nhưng nguồn nhân lực có thể hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ dân cư của một quốc gia, không những là người lao động, mà cả học sinh, sinh viên, trẻ em, người già, nghĩa là những người sẽ đang lao động, sẽ tham gia lao động và đã hết tuổi lao động. Đây là một loại “tài nguyên đặc biệt”, giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các nguồn lực phát triển của mọi quốc gia, là cơ sở cơ bản nhất cho sự phát triển bền vững. Nguồn nhân lực hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là lực lượng lao động mà còn là lực lượng tiêu dùng những của cải do lao động làm ra. 557 Nguồn nhân lực có thể xét về mặt cơ cấu, theo tuổi tác, theo giới tính, theo nghề nghiệp, theo trình độ, theo tài năng. Một quốc gia có tỷ trọng người trẻ tuổi cao, tỷ trọng tri thức lớn, số người tài hội tụ về nhiều - đó là một quốc gia có tiềm năng phát triển lớn. Phát triển nguồn nhân lực, theo quan điểm của Liên hiệp quốc bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cũng có quan điểm cho rằng phát triển nguồn nhân lực phải nhằm gia tăng giá trị vật chất, tinh thần, cả trí tuệ và tâm hồn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, phẩm chất và nhân cách, kể cả cơ chế chính sách của nhà nước đảm bảo sử dụng khai thác, phân bổ, phát huy hiệu quả cao nhất nguồn nhân lực của đất nước. Phát triển nguồn nhân lực không chỉ hướng vào thị trường trong nước, mà còn phải hướng ra thị trường quốc tế, phải nâng cao khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực đất nước. Một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các nhân tài đang được tự do di chuyển. Như vậy phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào ba nhân tố chủ yếu: người lao động phải tự rèn luyện phấn đấu gia tăng giá trị tổng thể của bản thân mình; nhà nước phải có chính sách giáo dục đào tạo tốt, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực; thị trường giữ vai trò phân bố nguồn lực hợp lý; các doanh nghiệp đào tạo, sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Trong ba yếu tố đó, nhà nước luôn có vai trò chủ đạo. Nếu nhà nước có chính sách giáo dục tốt, có các trường học đẳng cấp cao, có thể đào tạo được những nhân lực có chất lượng cao; nhà nước có chính sách trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài hội tụ về đất nước và sử dụng họ có hiệu quả, thì đó là cơ hội lớn cho đất nước. Nhà nước có chính sách lương bổng hợp lý, chính sách bảo vệ sức khỏe tốt, sẽ có tác dụng bồi dưỡng các nguồn lực cho phát triển, v.v… Trong các chính sách của nhà nước, chính sách nhân tài là quan trọng nhất - “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Nếu nhà nước trọng dụng được các nhân tài thì chính 558 các nhân tài đó sẽ có cách sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động của đất nước. Trong nguồn lực lao động - những người nắm quyền quản trị quốc gia là lực lượng quan trọng nhất, quyết định nhất đến vận mệnh của quốc gia. Đây là lực lượng có vai trò chế định, thực thi, giám sát việc thực thi thể chế. Do vậy, cơ chế tuyển dụng chọn những người có tài vào bộ máy quản trị quốc gia từ Trung ương đến địa phương là một cơ chế quan trọng nhất. Nếu bộ máy quản trị của một quốc gia không có người tài, không có nguyên khí quốc gia ở đó, thì quốc gia đó khó có thể phát triển. Trong điều kiện hiện nay đời sống của dân chúng ngày càng được cải thiện và nâng cao, do vậy tuổi thọ của các nước đều tăng, ở nhiều nước phát triển tuổi thọ trung bình đã tới trên 80 tuổi – một làn sóng “tóc bạc” đang đe dọa các nền kinh tế này, vì số người không làm việc ngày càng tăng cao so với số người làm việc. Do vậy, chính sách dân số phải thích ứng với tình hình mới. Không chỉ hạn chế sinh đẻ, mà phải khuyến khích thích hợp, để đảm bảo số người lao động cần thiết không được giảm. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn lực rất đa dạng, nhưng nói chung các nước đều xem đây là quốc sách hàng đầu theo hướng: luôn luôn đổi mới, chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách thu dụng nhân tài cả trong và ngoài nước, chính sách thị trường lao động tự do, chính sách an sinh xã hội… Mỹ là nước có chính sách giáo dục đại học được đánh giá cao như: đa dạng hóa các nguồn kinh phí giáo dục đại học, các trường đại học đã huy động kinh phí từ nhiều nguồn: từ Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế tư nhân, các tổ chức tôn giáo, v.v… Với nguồn kinh phí khá dồi dào, các trường đại học Mỹ có thể xây dựng các cơ sở trường lớp hiện đại, thuê được các thầy giáo giỏi, lập các quỹ hỗ trợ sinh viên. Lĩnh vực giáo dục đại học ở Mỹ thực sự là một thị trường cạnh tranh cao. Chất lượng các trường cao thì khả năng thu hút được các sinh viên giỏi càng lớn. Do vậy thương hiệu nhà trường ở Mỹ là một vấn đề mà không trường nào có thể lơ là. Các trường đại học ở Mỹ là các trường đại học nghiên cứu đẳng cấp cao. Các phát minh sáng chế 559 chủ yếu là ở các trường đại học. Thời gian cho nghiên cứu khoa học của các thầy giáo luôn được các trường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: