Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 452.06 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được cải thiện, và nguồn vốn nhân lực đã thực sự trở thành “nguyên khí của quốc gia” với sự gia tăng tỷ trọng đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nguồn nhân lực Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định cần có sự quản lý và điều tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS Lê Thị Bích Thảo* TÓM TẮT Với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được cải thiện, và nguồn vốn nhân lực đã thực sự trở thành “nguyên khí của quốc gia” với sự gia tăng tỷ trọng đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nguồn nhân lực Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định cần có sự quản lý và điều tiết. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, nguồn nhân lực đang đứng trước nhiều thách thức rất lớn. Thông qua phương pháp phân tích, thống kê kinh tế các số liệu thứ cấp thu thập về tình hình phát triển nguồn nhân lực từ năm 2010 đến 2019, bài viết đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với nguồn nhân lực; từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Phát triển nguồn nhân lực, Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0. 1. Đặt vấn đề Từ Đại hội Trung ương lần thứ VI, vấn đề phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đã được Chính phủ và Nhà nước quan tâm, chú trọng bằng nhiều chính sách xác đáng. Nhờ đó, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực đã có sự chuyển biến tích cực, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Có thể nói, nguồn nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng bên cạnh các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên, khoa học công nghệ. Ngày nay, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết, nó không chỉ giúp nâng cao năng lực nội sinh của người lao động gia tăng khả năng cạnh tranh của người lao động Việt Nam trên trường quốc tế mà còn giúp nâng cao năng suất lao động, cải thiện kinh tế đất nước, giải quyết nhiều vấn đề xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Bài viết muốn nhận định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam; từ đó, định hướng giải pháp phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả trong bối cảnh mới. Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * - 117 2. Cơ sở lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Theo Ngân hàng thế giới, nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp,… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO, nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Dưới góc độ kinh tế phát triển: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Như vậy, theo khái niệm này, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học… Tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử, được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy, việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc 118 - gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở nền tảng cho sự phát triển bền vững. Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về phát triển nguồn nhân lực. Các nhà nghiên cứu của UNDP cho rằng: «Phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của năm nhân tố: giáo dục – đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và sự giải phóng con người. Trong quá trình tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực, những nhân tố này luôn gắn bó, hỗ trợ và ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS Lê Thị Bích Thảo* TÓM TẮT Với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được cải thiện, và nguồn vốn nhân lực đã thực sự trở thành “nguyên khí của quốc gia” với sự gia tăng tỷ trọng đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nguồn nhân lực Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định cần có sự quản lý và điều tiết. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, nguồn nhân lực đang đứng trước nhiều thách thức rất lớn. Thông qua phương pháp phân tích, thống kê kinh tế các số liệu thứ cấp thu thập về tình hình phát triển nguồn nhân lực từ năm 2010 đến 2019, bài viết đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với nguồn nhân lực; từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Phát triển nguồn nhân lực, Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0. 1. Đặt vấn đề Từ Đại hội Trung ương lần thứ VI, vấn đề phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đã được Chính phủ và Nhà nước quan tâm, chú trọng bằng nhiều chính sách xác đáng. Nhờ đó, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực đã có sự chuyển biến tích cực, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Có thể nói, nguồn nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng bên cạnh các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên, khoa học công nghệ. Ngày nay, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết, nó không chỉ giúp nâng cao năng lực nội sinh của người lao động gia tăng khả năng cạnh tranh của người lao động Việt Nam trên trường quốc tế mà còn giúp nâng cao năng suất lao động, cải thiện kinh tế đất nước, giải quyết nhiều vấn đề xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Bài viết muốn nhận định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam; từ đó, định hướng giải pháp phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả trong bối cảnh mới. Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * - 117 2. Cơ sở lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Theo Ngân hàng thế giới, nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp,… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO, nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Dưới góc độ kinh tế phát triển: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Như vậy, theo khái niệm này, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học… Tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử, được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy, việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc 118 - gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở nền tảng cho sự phát triển bền vững. Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về phát triển nguồn nhân lực. Các nhà nghiên cứu của UNDP cho rằng: «Phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của năm nhân tố: giáo dục – đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và sự giải phóng con người. Trong quá trình tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực, những nhân tố này luôn gắn bó, hỗ trợ và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển nguồn nhân lực Cách mạng công nghiệp 4.0 Đào tạo nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực Quản trị nguồn nhân lựcTài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 445 1 0 -
Mẫu Hợp đồng thuê khoán khảo sát
3 trang 382 0 0 -
22 trang 361 0 0
-
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 326 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 294 0 0 -
7 trang 278 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 232 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 227 0 0 -
BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
18 trang 223 0 0 -
6 trang 216 0 0