![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 391.94 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung chính của bài viết là tập trung phân tích, đánh giá thực trạng nguồn vốn của DNNVV tại Hà Nội. Các tác giả đã chỉ ra nguồn tài chính của DNNVV tại Hà Nội chủ yếu là vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp; nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng cung cấp cho DNNVV chưa tương xứng với tiềm năng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 21-31 Phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội Trần Thị Thanh Tú, Đinh Thị Thanh Vân* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 23 tháng 7 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 10 tháng 9 năm 2015; chấp nhận đăng ngày 25 tháng 9 năm 2015 Tóm tắt: Trong giai đoạn nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Hà Nội cũng gặp phải những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiếp cận nguồn vốn để phát triển. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng nguồn vốn của DNNVV tại Hà Nội. Các tác giả đã chỉ ra: (i) nguồn tài chính của DNNVV tại Hà Nội chủ yếu là vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp; (ii) nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng cung cấp cho DNNVV chưa tương xứng với tiềm năng; (iii) những nguyên nhân cơ bản trong việc hạn chế DNNVV huy động vốn xuất phát từ yếu tố vĩ mô, trình độ nhận thức, quản lý của doanh nghiệp và rào cản về tài sản thế chấp của ngân hàng.Từ đó, các tác giả đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn tài chính cho DNNVV, tập trung vào: (i) đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý, quản trị kinh doanh cho DNNVV để đối phó với rủi ro và khủng hoảng; (ii) nghiên cứu xây dựng các sản phẩm tài chính mới gắn với các cam kết về môi trường và xã hội của Hà Nội; (iii) phát triển các sản phẩm cho vay không cần tài sản thế chấp. Từ khóa: DNNVV, cơ cấu vốn, nguồn lực tài chính. 1. Tổng quan về nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ∗ một số nguồn tài chính khác nhau, chia thành các nhóm: các khoản vay nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản trợ cấp, chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản, các quỹ hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp khác. Trên thế giới, tùy thuộc vào mức độ phát triển các sản phẩm tài chính và thị trường tài chính của mỗi quốc gia, các doanh nghiệp sẽ có các cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính khác nhau. Các nguồn lực tài chính luôn sẵn có bên ngoài mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên các điều kiện để có thể huy động được vốn của mỗi doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo Paul (2011), DNNVV có thể tiếp cận qua Theo các tiêu chuẩn khác nhau, Jiang và cộng sự (2014) sau khi nghiên cứu về DNNVV ở Trung Quốc đã chia các nguồn lực tài chính cho DNNVV thành hai loại là nguồn tài chính bên trong và nguồn tài chính bên ngoài. Nguồn tài chính bên trong thường là nguồn được lựa chọn đầu tiên và quan trọng để tiếp cận vốn, chủ yếu là lợi nhuận giữ lại và khấu hao. Nguồn tài chính bên ngoài được tiếp cận từ các đối _______ ∗ Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-904641686 Email: tuttt@vnu.edu.vn 21 22 T.T.T. Tú, Đ.T.T. Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 21-31 tượng kinh tế độc lập, có thể hỗ trợ tài chính trực tiếp bằng trái phiếu, cổ phiếu và tài chính gián tiếp từ các khoản vay ngân hàng hoặc các nguồn tài chính từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Tuy việc tiếp cận tài chính bên ngoài có thể cung cấp vốn đúng thời điểm cần thiết nhưng thường mất chi phí huy động vốn cao. Ở Mỹ, bên cạnh các nguồn hỗ trợ từ các cá nhân, nhà đầu tư mạo hiểm và hỗ trợ của các DNNVV khác, nhiều chính quyền địa phương có các chương trình xúc tiến hỗ trợ DNNVV bằng cách bảo lãnh các khoản vay từ các tổ chức tư nhân cho những người bình thường không đủ tài sản thế chấp cho khoản vay thương mại (ECB, 2008). Theo Nguyễn Hà Phương (2012), Nhật Bản là quốc gia thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tài chính với 99% DNNVV trong tổng số doanh nghiệp. Nhật Bản đã thành lập các hệ thống tài chính bao gồm tổ chức tài chính quốc doanh phục vụ chính sách và các tổ chức bảo lãnh tín dụng hỗ trợ DNNVV trong các khoản vay mua sắm trang thiết bị và phục vụ đầu tư phát triển công nghệ mới vì lợi ích xuất khẩu với lãi suất thấp hơn lãi suất của NHTMCP và bảo lãnh cho các khoản nợ của DNNVV với các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, Nhật Bản còn có các kênh tài trợ trực tiếp và đưa ra các chính sách trợ cấp kinh tế để khuyến khích nghiên cứu phát triển công nghệ mới. Với nền tài chính phát triển hiện đại như ở Anh, theo Doherty (2013), ngoài các nguồn tín dụng truyền thống từ vay ngân hàng, thấu chi, thẻ tín dụng, thì có một nguồn vốn được nhiều DNNVV quan tâm (22%), đó là huy động vốn từ chính cộng đồng. Phương thức huy động vốn này được đánh giá là ưu việt hơn phương thức truyền thống và thu hút sự chú ý của các quỹ cứu trợ, tài trợ vốn cho công ty khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học và các dự án công cộng. Ở các nước châu Phi, việc hỗ trợ tín dụng cho DNNVV được thực hiện thông qua áp dụng mô hình cho vay của các doanh nghiệp vi mô, ví dụ các mô hình Root Capital, E+Co và GroFin. Các mô hình này đã kết hợp hoạt động cho vay thuần túy, khai thác triệt để dịch vụ hỗ trợ tư vấn quản trị doanh nghiệp để nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp, hướng doanh nghiệp theo phương thức sản xuất xanh, từ đó giúp doanh nghiệp sử dụng vốn vay thành công và đảm bảo khả năng trả nợ (Phan Quốc Đông và cộng sự, 2015). Nghiên cứu của Amissah và Gbandi (2014) lại chỉ ra rằng DNNVV ở các nước châu Phi thường tiếp cận vốn từ nguồn tài chính thông thường và nguồn tài chính không thông thường. Nguồn tài chính thông thường có thể kể đến như các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính vi mô và các cơ quan phát triển quốc tế. Nguồn tài chính không thông thường có thể từ bạn bè, gia đình, người thân, tín dụng tư nhân. Môi trường kinh tế khó khăn, DNNVV thiếu vắng các kỹ năng quản lý và tiếp cận công nghệ kém đã làm giảm sự thu hút vốn từ các ngân hàng thương mại của Nigeria từ 48,79% (1992) xuống còn 0,15% (2010), thay vào đó DNNVV tiếp cận vốn từ các chương trình hỗ trợ cho vay doanh nghiệp xã hội của Chính phủ. Ở Việt Nam, hầu hết DNNVV bắt đầu phát triển bằng vốn tự phát của các doanh nhân, tuy nhiên mức ban đầu rất hạn chế. Khi các doanh nghiệp đi vào hoạt ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 21-31 Phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội Trần Thị Thanh Tú, Đinh Thị Thanh Vân* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 23 tháng 7 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 10 tháng 9 năm 2015; chấp nhận đăng ngày 25 tháng 9 năm 2015 Tóm tắt: Trong giai đoạn nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Hà Nội cũng gặp phải những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiếp cận nguồn vốn để phát triển. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng nguồn vốn của DNNVV tại Hà Nội. Các tác giả đã chỉ ra: (i) nguồn tài chính của DNNVV tại Hà Nội chủ yếu là vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp; (ii) nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng cung cấp cho DNNVV chưa tương xứng với tiềm năng; (iii) những nguyên nhân cơ bản trong việc hạn chế DNNVV huy động vốn xuất phát từ yếu tố vĩ mô, trình độ nhận thức, quản lý của doanh nghiệp và rào cản về tài sản thế chấp của ngân hàng.Từ đó, các tác giả đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn tài chính cho DNNVV, tập trung vào: (i) đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý, quản trị kinh doanh cho DNNVV để đối phó với rủi ro và khủng hoảng; (ii) nghiên cứu xây dựng các sản phẩm tài chính mới gắn với các cam kết về môi trường và xã hội của Hà Nội; (iii) phát triển các sản phẩm cho vay không cần tài sản thế chấp. Từ khóa: DNNVV, cơ cấu vốn, nguồn lực tài chính. 1. Tổng quan về nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ∗ một số nguồn tài chính khác nhau, chia thành các nhóm: các khoản vay nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản trợ cấp, chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản, các quỹ hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp khác. Trên thế giới, tùy thuộc vào mức độ phát triển các sản phẩm tài chính và thị trường tài chính của mỗi quốc gia, các doanh nghiệp sẽ có các cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính khác nhau. Các nguồn lực tài chính luôn sẵn có bên ngoài mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên các điều kiện để có thể huy động được vốn của mỗi doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo Paul (2011), DNNVV có thể tiếp cận qua Theo các tiêu chuẩn khác nhau, Jiang và cộng sự (2014) sau khi nghiên cứu về DNNVV ở Trung Quốc đã chia các nguồn lực tài chính cho DNNVV thành hai loại là nguồn tài chính bên trong và nguồn tài chính bên ngoài. Nguồn tài chính bên trong thường là nguồn được lựa chọn đầu tiên và quan trọng để tiếp cận vốn, chủ yếu là lợi nhuận giữ lại và khấu hao. Nguồn tài chính bên ngoài được tiếp cận từ các đối _______ ∗ Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-904641686 Email: tuttt@vnu.edu.vn 21 22 T.T.T. Tú, Đ.T.T. Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 21-31 tượng kinh tế độc lập, có thể hỗ trợ tài chính trực tiếp bằng trái phiếu, cổ phiếu và tài chính gián tiếp từ các khoản vay ngân hàng hoặc các nguồn tài chính từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Tuy việc tiếp cận tài chính bên ngoài có thể cung cấp vốn đúng thời điểm cần thiết nhưng thường mất chi phí huy động vốn cao. Ở Mỹ, bên cạnh các nguồn hỗ trợ từ các cá nhân, nhà đầu tư mạo hiểm và hỗ trợ của các DNNVV khác, nhiều chính quyền địa phương có các chương trình xúc tiến hỗ trợ DNNVV bằng cách bảo lãnh các khoản vay từ các tổ chức tư nhân cho những người bình thường không đủ tài sản thế chấp cho khoản vay thương mại (ECB, 2008). Theo Nguyễn Hà Phương (2012), Nhật Bản là quốc gia thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tài chính với 99% DNNVV trong tổng số doanh nghiệp. Nhật Bản đã thành lập các hệ thống tài chính bao gồm tổ chức tài chính quốc doanh phục vụ chính sách và các tổ chức bảo lãnh tín dụng hỗ trợ DNNVV trong các khoản vay mua sắm trang thiết bị và phục vụ đầu tư phát triển công nghệ mới vì lợi ích xuất khẩu với lãi suất thấp hơn lãi suất của NHTMCP và bảo lãnh cho các khoản nợ của DNNVV với các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, Nhật Bản còn có các kênh tài trợ trực tiếp và đưa ra các chính sách trợ cấp kinh tế để khuyến khích nghiên cứu phát triển công nghệ mới. Với nền tài chính phát triển hiện đại như ở Anh, theo Doherty (2013), ngoài các nguồn tín dụng truyền thống từ vay ngân hàng, thấu chi, thẻ tín dụng, thì có một nguồn vốn được nhiều DNNVV quan tâm (22%), đó là huy động vốn từ chính cộng đồng. Phương thức huy động vốn này được đánh giá là ưu việt hơn phương thức truyền thống và thu hút sự chú ý của các quỹ cứu trợ, tài trợ vốn cho công ty khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học và các dự án công cộng. Ở các nước châu Phi, việc hỗ trợ tín dụng cho DNNVV được thực hiện thông qua áp dụng mô hình cho vay của các doanh nghiệp vi mô, ví dụ các mô hình Root Capital, E+Co và GroFin. Các mô hình này đã kết hợp hoạt động cho vay thuần túy, khai thác triệt để dịch vụ hỗ trợ tư vấn quản trị doanh nghiệp để nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp, hướng doanh nghiệp theo phương thức sản xuất xanh, từ đó giúp doanh nghiệp sử dụng vốn vay thành công và đảm bảo khả năng trả nợ (Phan Quốc Đông và cộng sự, 2015). Nghiên cứu của Amissah và Gbandi (2014) lại chỉ ra rằng DNNVV ở các nước châu Phi thường tiếp cận vốn từ nguồn tài chính thông thường và nguồn tài chính không thông thường. Nguồn tài chính thông thường có thể kể đến như các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính vi mô và các cơ quan phát triển quốc tế. Nguồn tài chính không thông thường có thể từ bạn bè, gia đình, người thân, tín dụng tư nhân. Môi trường kinh tế khó khăn, DNNVV thiếu vắng các kỹ năng quản lý và tiếp cận công nghệ kém đã làm giảm sự thu hút vốn từ các ngân hàng thương mại của Nigeria từ 48,79% (1992) xuống còn 0,15% (2010), thay vào đó DNNVV tiếp cận vốn từ các chương trình hỗ trợ cho vay doanh nghiệp xã hội của Chính phủ. Ở Việt Nam, hầu hết DNNVV bắt đầu phát triển bằng vốn tự phát của các doanh nhân, tuy nhiên mức ban đầu rất hạn chế. Khi các doanh nghiệp đi vào hoạt ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế và Kinh doanh Doanh nghiệp vừa vả nhỏ Cơ cấu vốn Nguồn lực tài chính Phát triển nguồn tài chínhTài liệu liên quan:
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 259 0 0 -
Quy định pháp luật về giá đất đối với việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam
14 trang 126 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam
12 trang 119 0 0 -
78 trang 95 0 0
-
10 trang 90 0 0
-
129 trang 87 0 0
-
9 trang 87 0 0
-
12 trang 87 0 0
-
108 trang 84 0 0
-
Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp
16 trang 62 0 0