Nhượng quyền nhân vật là một ngành kinh doanh béo bở. Tại Mỹ, ước tính doanh số sản phẩm được nhượng quyền hàng năm lên đến hơn 100 tỉ. Tại Việt Nam, một số công ty đã bắt đầu khai phá mảnh đất này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nhân vật: Mỏ vàng bất tận! Phát triển nhân vật:Mỏ vàng bất tận!Nhượng quyền nhân vật là một ngành kinh doanh béo bở. TạiMỹ, ước tính doanh số sản phẩm được nhượng quyền hàng nămlên đến hơn 100 tỉ. Tại Việt Nam, một số công ty đã bắt đầu khaiphá mảnh đất này.Kiếm tiền từ nhân vậtThông thường khi nói đến nhượng quyền, người ta thường nóiđến franchising.Với hình thức franchising, doanh nghiệp được nhượng quyền sẽphải tuân thủ công nghệ, quy trình, công thức… Đơn vị nhượngquyền sẽ phải cung cấp một số nguyên liệu (cà phê, hươngliệu…).Nhượng quyền nhân vật (character licensing), hoàn toàn khác.Nó chỉ thuần túy là sử hình ảnh nhân vật… Nó cho phép doanhnghiệp không cần phải kinh doanh cùng ngành nghề. Thí dụ nhưdầu gội/sữa tắm HapiKids (ICP), nước tinh khiết Sapuwa, chuỗibánh tươi ABC sử dụng hình ảnh Disney (Mickey, Winnie ThePooh, Princess).Thương hiệu được nhượng quyền chỉ cần trả một khoản phínhượng quyền (loyalty) từ 3 - 15%, tùy loại sản phẩm và tùy loạinhân vật có nổi tiếng hay không. Các sản phẩm đuợc nhượngquyền rất đa dạng từ dầu gội, sữa tắm, bánh kẹo, sữa, nướcđóng chai cho đến quần áo, đồ chơi, áo gối, ga giường…. Đơn vịnhượng quyền hoàn toàn không can thiệp sâu vào việc sản xuất,quy trình, chất lượng. Đơn giản vì họ đâu có chịu trách nhiệm chosản phẩm được nhượng quyền.Những nhân vật này thường bắt đầu từ xuất bản (truyện tranh),sau đó phát triển thành phim hoạt hình, lên màn ảnh rộng. Tấtnhiên những nhân vật này luôn được làm mới để theo kịp xuhướng. Nếu không chú chuột Mickey 85 năm tuổi đã phải “lênđường” từ lâu.Những nhân vật siêu thực, siêu nhân thường ít có cơ hội nhượngquyền hơn những nhân vật có thật - người, con vật, đồ vật. Vì khinhượng quyền, các giám đốc tiếp thị không chỉ mong bán đượchàng mà còn muốn định vị thương hiệu được củng cố thêm. Thídụ, nước xả vải có thể “củng cố” hình ảnh “mềm mại” từ việc kếthợp với Care Bears. Còn các nhân vật siêu anh hùng vốn có thểthực hiện những “nhiệm vụ bất khả thi” thì cần đến uống sữa haykem đánh răng?Cũng cần nói thêm, thị trường các sản phẩm nhượng quyền ở Mỹhàng năm lên đến hơn 100 tỉ. Ngành này lớn đến nỗi mà nó cóhàng loạt những dịch vụ vệ tinh hỗ trợ như hội chợ , công ty tưvấn nhượng quyền, luật sư chuyên trách, tạp chí chuyên ngành…Tại sao các thương hiệu lại “bấm bụng” trả phí nhượngquyền?Khi mà thị trường cạnh tranh gay gắt, cơ hội để xây dựng mộtnhãn hiệu mới cực kỳ khó. Chưa kể là chi phí truyền thông, tiếpthị ngày càng đắt đỏ. Chính vì lẽ đó mà các thương hiệu muốngắn kết với các nhân vật vốn đã nổi tiếng, nhằm giảm thiểunhững rủi ro.Thậm chí có những thương hiệu “anh đại” như 7-Up mà vẫn phảichia bớt lợi nhuận cho nhân vật Fido Dido từ cuối những năm 80.Sử dụng Fido, 7-Up cũng đã làm cho nhân vật này nổi tiếng thêmqua các chiến dịch quảng cáo trên TV, báo, online và ngay trênchính trên sản phẩm. Tương tự kem đánh răng Oral B cho trẻ emhoặc bàn chải Colgate cũng phải nhờ đến Disney.Mặc dù phí nhượng sẽ cắn vào mức lợi nhuận của thương hiệu,thế nhưng còn hơn là phải thất bại. Thực ra những chi phí nàymột phần có thể được hạch toán vào giá thành. Nghĩa là cuốicùng, khách hàng là người phải trả!Ngày nay, không chỉ các thương hiệu vay mượn hình ảnh nhânvật mà ngày càng có các chuỗi bán lẻ tìm kiếm cơ hội gắn kết vớinhân vật. Các chuỗi bán lẻ này cũng muốn có sản phẩm riêng(private labels). Thí dụ hệ thống Metro, Co-Op cũng những sảnphẩm như nước lau sàn, bột giặt, nước đóng chai.. mang thươnghiệu riêng của họ. Tuy nhiên, muốn hấp dẫn người tiêu dùng vàcũng muốn được bán giá cao, họ thường vay mượn hình ảnhnhân vật vốn đã nổi tiếng rồi, để giúp bán chạy hơn. Thí dụ nhưchuỗi siêu thị Target phát triển riêng collection thời trang sử dụnghình ảnh 6 cô gái Win-X. Hoặc chuỗi cửa hàng đồ chơi nổi tiếngToy R Us nhượng quyền Ben 10 để sản xuất riêng nhóm đồ chơimang thương hiệu của chuỗi.Một số giám đốc tiếp thị thường nghĩ là tại sao họ không tự pháttriển nhân vật cho riêng mình thay vì phải đi vay mượn và phải trảtiền nhượng quyền. Câu trả lời rất đơn giản: phát triển một nhânvật không khó nhưng nuôi cho nó sống mới khó và mới tốn kém.Nhân vật đó chỉ có thể tồn tại thông qua đời sống riêng của nó –đó là những câu chuyện được kể qua truyện, phim hoạt hình,game… Chưa kể, rủi ro không ít. Và rồi, nếu có thành công thìcũng sẽ không hiệu quả so với chi phí đầu tư ban đầu.Làm gì để xây dựng nhân vật?Để có nhân vật có thể nhượng quyền được, những nhà sáng tạonhân vật ngay từ đầu phải tô đậm được những đặc tính nhân vậtmà sau này sẽ bổ trợ cho sản phẩm được nhượng quyền nhưsức mạnh, nhanh nhẹn, thông minh, thời trang… Khi đó, nhữngsản phẩm như sữa, nước uống, văn phòng phẩm, quần áo mớitìm thấy sự “đồng cảm”.Nhân vật nó phải có đời sống riêng và phát triển qua những câuchuyện. Những câu chuyện này được kể qua những tập truyện ...