Danh mục

Phát triển phê bình luận lí học văn học ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 91.78 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này sẽ khái quát, phân tích tiềm năng phát triển phê bình luận lí học văn học ở Việt Nam từ thực tiễn sáng tác văn học, các phương pháp phê bình đang tồn tại ở Việt Nam, tâm lí tiếp nhận của độc giả cũng như từ nhu cầu phát triển của hoạt động văn học nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển phê bình luận lí học văn học ở Việt Nam hiện nayJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 53-58This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2016-0059PHÁT TRIỂN PHÊ BÌNH LUÂN LÍ HỌC VĂN HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAYĐỗ Văn HiểuKhoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Từ sau cải cách 1986 đến nay, trong hoạt động phê bình nghiên cứu văn học ởViệt Nam không hề nhắc đến phê bình luân lí học văn học. Nhưng theo tôi, ở Việt Namphát triển phê bình luân lí học văn học có một tiềm năng rất lớn. Bài viết này sẽ khái quát,phân tích tiềm năng phát triển phê bình luân lí học văn học ở Việt Nam từ thực tiễn sángtác văn học, các phương pháp phê bình đang tồn tại ở Việt Nam, tâm lí tiếp nhận của độcgiả cũng như từ nhu cầu phát triển của hoạt động văn học nói chung.Từ khóa: Phê bình luân lí học văn học, phê bình văn học, luân lí học.1.Mở đầuHiện nay, trong nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam tồn tại rất nhiều phương pháp phêbình văn học, hình thành cục diện đa nguyên, nhưng từ sau Đổi mới, thuật ngữ phê bình luân lí họcvăn học chưa một lần được chú ý [1, 4, 8, 9]. Bài viết này muốn từ những vận động trong nghiêncứu văn học thế giới và thực tiễn hoạt động văn học trong nước, giới thiệu phương pháp phê bìnhluân lí học văn học và phân tích khả năng phát triển của phương pháp này ở Việt Nam.2.2.1.Nội dung nghiên cứuChuyển hướng luân lí trong nghiên cứu văn học thế giới – cơ hội đến từ bênngoàiNghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và đạo đức luân lí ngay từ thời cổ đại đã được chú ýđến. Bởi từ rất xa xưa, các học giả đã nhận ra mối quan hệ tất yếu giữa văn học và đạo đức luân lí.Trên tổng thể, luân lí học phương Tây quan tâm khảo sát sâu rộng các hiện tượng ý thức đạo đức,quy phạm đạo đức,à hoạt động đạo đức và giải thích bản chất, chức năng, quy luật của các phươngdiện đạo đức trên phương diện thế giới quan và phương pháp luận. Đạo đức với tư cách là hìnhthái ý thức phản ánh tồn tại xã hội, chính điều này đã quyết định quan hệ tương hỗ giữa nghiêncứu luân lí và tồn tại xã hội. Trong khi đó, văn học thông qua tưởng tượng nghệ thuật và miêu tảnghệ thuật chuyển hóa hiện thực thành thế giới nghệ thuật tập trung thể hiện một cách kinh điểncác hiện tượng đạo đức xã hội của nhân loại, miêu tả các mâu thuẫn, xung đột của đời sống xã hội.Không chỉ thần thoại, mà cả sử thi Home, kịch, thơ ca, truyện kí Hi Lạp. . . đều thể hiện nội dungluân lí đạo đức. Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại Hi - La đã có những biện luận kịch liệt về quanhệ giữa văn học và luân lí học, nhưng công trình nghiên cứu luân lí học văn học chỉ thực sự xuấtNgày nhận bài: 5/1/2016. Ngày nhận đăng: 20/5/2016Liên hệ: Đỗ Văn Hiểu, e-mail: dovanhieu@hotmail.com/ dovanhieu@hnue.edu.vn53Đỗ Văn Hiểuhiện vào nửa sau thế kỉ XIX. Bài diễn giảng Luân lí học văn học ở Dartmouth College năm 1838của Ralph Waldo Emerson, Bàn về văn học và luân lí học (1853) của White có ảnh hưởng tươngđối lớn. . . Sau đó, nửa sau thế kỉ XIX xuất hiện những chuyên luận học thuật như Luân lí họcvà mĩ học thơ cơ hiện đại (J.B.Selkir, 1878), Luân lí học tiểu thuyết hiện đại (Trevor Creighton,1884), Tuyển tập văn học và luân lí học (Wiliam E.A.Xon, 1889), Luân lí học văn học nghệ thuật(Maurice Thompson, 1893), Luân lí học văn học (John A.Kersey, 1894). . . Đầu thế kỉ XX, dướiảnh hưởng của chủ nghĩa duy mĩ và lí luận ngôn ngữ của Saussure, chủ nghĩa thực chứng, nghiêncứu văn học phương Tây đã thực hiện sự chuyển hướng ngôn ngữ luận, với Phê bình mới, Chủnghĩa hình thức Nga, Chủ nghĩa cấu trúc, Kí hiệu học. . . đều nhấn mạnh vị trí trung tâm của ngônngữ, nhấn mạnh quy luật nội tại của bản thân văn học, từ đó tiến thêm một bước phân tách quanhệ gữa văn học và ngôn ngữ. Vấn đề đạo đức luân lí luân lí trong nghiên cứu văn học bị mờ hơnkhi nghiên cứu văn học bước vào giai đoạn hậu hiện đại với sự xuất hiện của chủ nghĩa tương đối,đa nguyên giá trị. . . . Tuy nhiên, nghiên cứu văn học và luân lí học vẫn là đối tượng được quan tâmcủa xã hội nhà văn và bạn đọc, như cuốn Dẫn luận luân lí học kịch thời đại Elizabeth: nhạc giaohưởng Shakepear (Harold Bayley, 1906), Văn học Hi Lạp và Tôn giáo luân lí học và luân lí họccủa toàn thư cựu ước (Stella Louise Lange, 1935). . . Nhưng nhìn chung, nghiên cứu luân lí họcvăn học đã trầm xuống.Từ những năm 80 của thế kỉ XX, nghiên cứu văn học thế giới lại có bước chuyển hướngvăn hóa với hàng loạt khuynh hướng nghiên cứu như Chủ nghĩa nữ quyền, Chủ nghĩa hậu thựcdân, Phê bình sinh thái. . . Lúc này, nghiên cứu luân lí học văn học lại được phục hưng. Có khuynhhướng nghiên cứu giá trị luân lí của văn học nhà văn và việc đọc, như Tưởng tượng đạo đức: bànvề văn học và luân lí học (Chrristopher Laurensen, 1986), Luân lí học của sự đọc (J.Hills Miller,1987). . . luân lí học văn học đã trở thành một khoa học mới được đông đảo giới học thuật chú ý.Bên cạnh đó còn có xu hướng chuyển từ nghiên cứu giá trị ...

Tài liệu được xem nhiều: