Danh mục

Phát triển sản xuất nông nghiệp khu vực nông thôn vùng trung du và miền núi phía bắc Việt Nam trong thời kỳ 4.0

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 216.44 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đưa ra một số thực trạng về điều kiện của vùng khi áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và đưa ra một số giải pháp để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ và phát triển sản xuất nông nghiệp khu vực nông thôn vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển sản xuất nông nghiệp khu vực nông thôn vùng trung du và miền núi phía bắc Việt Nam trong thời kỳ 4.0 Kinh tế & Chính sách PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP KHU VỰC NÔNG THÔN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 4.0 Đoàn Thị Hân1, Phạm Thị Trà My2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam nói chung và vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói riêng đã mang lại những thay đổi tích cực về mọi mặt cho vùng. Tuy nhiên, do vùng Trung du và miền núi phía Bắc có nhiều đặc điểm đặc thù như: địa hình phức tạp, thời tiết khí hậu thất thường, thường xuyên xảy ra thiên tai nên trong quá trình thực hiện gặp phải nhiều khó khăn, khó khăn trong việc áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào trong sản xuất, nhất là trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp. Đây là ngành kinh tế mang lại thu nhập chủ yếu và đảm bảo đời sống cho người dân nơi đây. Vì vậy, bài viết này đưa ra một số thực trạng về điều kiện của vùng khi áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và đưa ra một số giải pháp để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ và phát triển sản xuất nông nghiệp khu vực nông thôn vùng trung du và miền núi phía Bắc. Từ khóa: Cách mạng 4.0, sản xuất nông nghiệp, Trung du và miền núi phía Bắc, xây dựng nông thôn mới. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển nông nghiệp nông thôn là 1 chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đảng đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về vấn đề này. Trong đó nổi bật là Nghị quyết Số 26NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Để triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) giai đoạn 2010 - 2020” với mục tiêu xây dựng và phát triển nông thôn theo mô hình mới nhằm thay đổi diện mạo của khu vực nông thôn, nâng cao đời sống mọi mặt của người nông dân. Đặc biệt, quan tâm chú trọng đến vấn đề phát triển nông nghiệp các vùng nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân. Hơn nữa, trong thời kỳ cách mạng 4.0 đang ảnh hưởng rộng rãi như hiện nay thì việc vận dụng những thành tựu này vào phát triển kinh tế nông nghiệp ở các địa phương là vấn đề thiết yếu. Cùng với các địa phương khác trong cả nước, thời gian qua vùng Trung du miền núi (TDMN) phía Bắc đã triển khai thực hiện Chương trình XDNTM và đã đạt được những thành công bước đầu đáng ghi nhận. Với nhiều thay đổi tích cực của hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm cho tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 26,7% (năm 2011) xuống còn 13,8% (năm 2016), thu nhập bình quân đầu người tăng từ 904,6 nghìn đồng/người/năm (năm 2011) lên 2.033 nghìn đồng/người/năm (năm 2016)... Tuy nhiên, đây là vùng núi, địa hình bị chia cắt phức tạp, nền kinh tế còn chậm phát triển, chủ yếu vẫn là nông lâm nghiệp, thu nhập của nhân dân có tăng nhưng còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo khá cao... nên việc vận dụng thành tựu công nghệ 4.0 vào phát triển kinh tế nông nghiệp trong vùng là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ hội cho phát triển sản xuất nông nghiệp Việt Nam. - Thực trạng và những vấn đề đặt ra khi ứng dụng Công nghệ 4.0 phát triển nông nghiệp thực hiện xây dựng nông thôn mới vùng Trung du và miền núi phía Bắc. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 175 Kinh tế & Chính sách - Gợi ý một số giải pháp để vận dụng Công nghệ 4.0 phát triển nông nghiệp thực hiện xây dựng nông thôn mới vùng Trung du và miền núi phía Bắc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập qua các báo cáo của các địa phương liên quan đến phát triển nông nghiệp thực hiện xây dựng nông thôn mới vùng Trung du và miền núi phía Bắc. - Phương pháp xử lý, phân tích tài liệu, số liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ hội cho phát triển sản xuất nông nghiệp Việt Nam Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 (cách mạng công nghiệp lần thứ 4) đã và đang diễn ra, vì thế chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức để hiểu và hòa nhập được với mọi biến đổi trong cả đời sống kinh tế lẫn văn hóa, xã hội... Cuộc cách mạng này, đã tạo ra những đột phá điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, là cuộc cách mạng mà ở đó có sự kết hợp giữa sản xuất và công nghệ thông minh, ứng dụng công nghệ số hóa kết nối internet, đưa ra các quyết định nhờ hệ thống thiết bị tự động không cần con người… Vì vậy, sự phát triển của cuộc cách mạng này diễn ra với tốc độ vô cùng lớn, nó sẽ giúp cho điều kiện sản xuất và chất lượng công việc ngày càng được cải thiện và nâng cao nếu áp dụng một cách phù hợp. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là một xu thế lớn có tác động đến tốc độ phát triển mọi mặt của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vì Việt Nam, là quốc gia đang phát triển, là một quốc gia tỷ trọng ngành nông nghiệp cao nhưng lại đang thiếu các điều kiện về khoa học công nghệ để phát triển một 176 cách hệ thống và hiệu quả, do vậy việc ứng dụng thành tựu của cuốc cách mạng này là không thể thiếu. Ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng này sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức với nền nông nghiệp Việt Nam. Ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 sẽ nâng cao năng suất, thực hiện một số hoạt động mà con người khó để thực hiện được do điều kiện sản xuất, khí hậu, địa hình… Nó giúp rút ngắn được quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp thông qua việc tiếp thu và chủ động ứng dụng có hiệu quả các thành tựu này vào phát triển nền nông nghiệp, đã có nhiều mô hình phát triển nông nghiệp có ứng dụng các công nghệ hiện đại, đây là hướng đi phù hợp trong điều kiện sản xuất của Việt Nam những năm sắp tới. Tuy nhiên, để ứng dụng được ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: