Phát triển trang trại tỉnh Hải Dương
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 184.68 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sự phát triển của trang trại đặt ra các vấn đề như quy hoạch sử dụng đất, vốn đầu tư và các vấn đề về môi sinh. Bài viết này tập trung vào thực trạng phát triển của trang trại tỉnh Hải Dương cũng như đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển có hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển trang trại tỉnh Hải Dương JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 157-165 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TỈNH HẢI DƯƠNG Đàm Văn Bắc Phòng Đào tạo, Trường Cao Đẳng Hải Dương Tóm tắt. Nông nghiệp Việt Nam hiện nay có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ, trong đó trang trại đang có xu hướng tăng mạnh và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong ngành sản xuất nông, lâm, thủy sản. Từ vài chục trang trại những năm 90 của thế kỉ trước, đến năm 2010 cả nước có 145,88 nghìn trang trại. Trang trại đã làm thay đổi mạnh mẽ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đặc biệt trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Năm 2010, thu nhập bình quân của một lao động trang trại nông nghiệp ở Hải Dương đạt 12,5 triệu đồng. Tuy nhiên, sự phát triển của trang trại đặt ra các vấn đề như quy hoạch sử dụng đất, vốn đầu tư và các vấn đề về môi sinh. Bài viết này tập trung vào thực trạng phát triển của trang trại tỉnh Hải Dương cũng như đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển có hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp này. Từ khóa: Tổ chức lãnh thổ, trang trại, Hải Dương, quy hoạch sử dụng đất, vốn đầu tư, vấn đề về môi sinh. 1. Mở đầu Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, hoạt động nông, lâm, thủy sản đóng vai trò quan trọng với 23% GDP và 54% lao động đang làm việc trong ngành. Trong những năm qua, Hải Dương đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt mô hình trang trại đang ngày càng phát triển, góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập của tỉnh, giúp nông dân vươn lên làm giàu từ chính quê hương mình và trở thành một hình thức tổ chức lãnh thổ quan trọng. Received August 25, 2011. Accepted May 29, 2012. Contact Dam Van Bac, e-mail address: xuanbac.hd68@gmail.com 157 Đàm Văn Bắc 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các điều kiện phát triển trang trại tỉnh Hải Dương 2.1.1. Vị trí địa lí Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia chạy qua như quốc lộ 5, quốc lộ 18, 37, 183. Hải Dương có thể kết nối với các vùng lân cận cũng như các tỉnh thành trong cả nước một cách thuận lợi. Đây là một lợi thế để phát triển nông nghiệp của địa phương, tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi hàng hóa và dịch vụ để phát triển trang trại. 2.1.2. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Đại bộ phận diện tích của Hải Dương là đồng bằng (chiếm 89% diện tích), chủ yếu là đất phù sa sông Thái Bình, có xen kẽ nhỏ phù sa sông Hồng. Loại đất này tương đối màu mỡ, có giá trị kinh tế cao và thích hợp với sự hình thành và phát triển trang trại trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản. Miền núi chỉ chiếm 11% phân bố ở phía Bắc thuộc các huyện Chí Linh, Kinh Môn thuận lợi cho việc hình thành trang trại cây công nghiệp lâu năm, trang trại lâm nghiệp và trang trại chăn nuôi. - Hải Dương có vốn đất nông nghiệp khá lớn, năm 2010, vốn đất nông nghiệp đạt 105807 ha, chiếm 63,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Bình quân đất nông nghiệp xấp xỉ 0,1 ha/lao động. Đất lâm nghiệp 8814 ha, chiếm 5,4%. Đặc điểm này tạo điều kiện để xây dựng và quy hoạch trang trại nông, lâm, thủy sản. - Khí hậu Hải Dương mang nét chung của đồng bằng sông Hồng với đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông tương đối lạnh, ít mưa. Đặc điểm này cho phép nông nghiệp Hải Dương phát triển quanh năm, tạo điều kiện để thâm canh, tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp. Mùa đông lạnh tạo điều kiện sản xuất vụ đông với cây trồng đa dạng, phong phú có giá trị kinh tế cao. - Hải Dương có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với nhiều sông lớn thuộc lưu vực sông Thái Bình như sông Kinh Thày, sông Kinh Môn, sông Mía, sông Văn Úc, v.v... một hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú là cơ sở thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. 2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội - Dân cư: tính đến ngày 1/9/2010, dân số của Hải Dương có 1712,8 nghìn người, chiếm gần 2% dân số cả nước và 9,2% dân số đồng bằng sông Hồng. Do thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, tốc độ tăng dân số của tỉnh những năm gần đây giảm đáng kể, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, kinh tế xã hội ngày càng được đẩy mạnh, phát triển. - Nguồn lao động: năm 2010, toàn tỉnh có 1081,5 nghìn người, chiếm 63,4% dân 158 Phát triển trang trại tỉnh Hải Dương số. Nguồn lao động trẻ, có trình độ, có tri thức, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ mới, linh hoạt ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển trang trại tỉnh Hải Dương JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 157-165 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TỈNH HẢI DƯƠNG Đàm Văn Bắc Phòng Đào tạo, Trường Cao Đẳng Hải Dương Tóm tắt. Nông nghiệp Việt Nam hiện nay có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ, trong đó trang trại đang có xu hướng tăng mạnh và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong ngành sản xuất nông, lâm, thủy sản. Từ vài chục trang trại những năm 90 của thế kỉ trước, đến năm 2010 cả nước có 145,88 nghìn trang trại. Trang trại đã làm thay đổi mạnh mẽ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đặc biệt trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Năm 2010, thu nhập bình quân của một lao động trang trại nông nghiệp ở Hải Dương đạt 12,5 triệu đồng. Tuy nhiên, sự phát triển của trang trại đặt ra các vấn đề như quy hoạch sử dụng đất, vốn đầu tư và các vấn đề về môi sinh. Bài viết này tập trung vào thực trạng phát triển của trang trại tỉnh Hải Dương cũng như đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển có hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp này. Từ khóa: Tổ chức lãnh thổ, trang trại, Hải Dương, quy hoạch sử dụng đất, vốn đầu tư, vấn đề về môi sinh. 1. Mở đầu Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, hoạt động nông, lâm, thủy sản đóng vai trò quan trọng với 23% GDP và 54% lao động đang làm việc trong ngành. Trong những năm qua, Hải Dương đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt mô hình trang trại đang ngày càng phát triển, góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập của tỉnh, giúp nông dân vươn lên làm giàu từ chính quê hương mình và trở thành một hình thức tổ chức lãnh thổ quan trọng. Received August 25, 2011. Accepted May 29, 2012. Contact Dam Van Bac, e-mail address: xuanbac.hd68@gmail.com 157 Đàm Văn Bắc 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các điều kiện phát triển trang trại tỉnh Hải Dương 2.1.1. Vị trí địa lí Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia chạy qua như quốc lộ 5, quốc lộ 18, 37, 183. Hải Dương có thể kết nối với các vùng lân cận cũng như các tỉnh thành trong cả nước một cách thuận lợi. Đây là một lợi thế để phát triển nông nghiệp của địa phương, tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi hàng hóa và dịch vụ để phát triển trang trại. 2.1.2. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Đại bộ phận diện tích của Hải Dương là đồng bằng (chiếm 89% diện tích), chủ yếu là đất phù sa sông Thái Bình, có xen kẽ nhỏ phù sa sông Hồng. Loại đất này tương đối màu mỡ, có giá trị kinh tế cao và thích hợp với sự hình thành và phát triển trang trại trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản. Miền núi chỉ chiếm 11% phân bố ở phía Bắc thuộc các huyện Chí Linh, Kinh Môn thuận lợi cho việc hình thành trang trại cây công nghiệp lâu năm, trang trại lâm nghiệp và trang trại chăn nuôi. - Hải Dương có vốn đất nông nghiệp khá lớn, năm 2010, vốn đất nông nghiệp đạt 105807 ha, chiếm 63,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Bình quân đất nông nghiệp xấp xỉ 0,1 ha/lao động. Đất lâm nghiệp 8814 ha, chiếm 5,4%. Đặc điểm này tạo điều kiện để xây dựng và quy hoạch trang trại nông, lâm, thủy sản. - Khí hậu Hải Dương mang nét chung của đồng bằng sông Hồng với đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông tương đối lạnh, ít mưa. Đặc điểm này cho phép nông nghiệp Hải Dương phát triển quanh năm, tạo điều kiện để thâm canh, tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp. Mùa đông lạnh tạo điều kiện sản xuất vụ đông với cây trồng đa dạng, phong phú có giá trị kinh tế cao. - Hải Dương có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với nhiều sông lớn thuộc lưu vực sông Thái Bình như sông Kinh Thày, sông Kinh Môn, sông Mía, sông Văn Úc, v.v... một hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú là cơ sở thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. 2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội - Dân cư: tính đến ngày 1/9/2010, dân số của Hải Dương có 1712,8 nghìn người, chiếm gần 2% dân số cả nước và 9,2% dân số đồng bằng sông Hồng. Do thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, tốc độ tăng dân số của tỉnh những năm gần đây giảm đáng kể, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, kinh tế xã hội ngày càng được đẩy mạnh, phát triển. - Nguồn lao động: năm 2010, toàn tỉnh có 1081,5 nghìn người, chiếm 63,4% dân 158 Phát triển trang trại tỉnh Hải Dương số. Nguồn lao động trẻ, có trình độ, có tri thức, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ mới, linh hoạt ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tổ chức lãnh thổ Phát triển trang trại Quy hoạch sử dụng đất Vốn đầutư Vấn đề về môi sinh Interdisciplinary scienceGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 337 0 0
-
Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp
113 trang 298 1 0 -
Bài giảng Các phương pháp nghiên cứu trong quy hoạch sử dụng đất – Võ Thành Phong (phần 2)
15 trang 280 0 0 -
19 trang 256 0 0
-
Chỉ số chống chịu của các đô thị Việt Nam – Báo cáo chứng minh khái niệm
113 trang 253 0 0 -
Ứng dụng mô hình hệ hỗ trợ ra quyết định trên nhóm vào quản lý tài nguyên đất
6 trang 186 0 0 -
Bài giảng Các phương pháp nghiên cứu trong quy hoạch sử dụng đất – Võ Thành Phong
38 trang 163 0 0 -
Người Việt từng quy hoạch đô thị chẳng kém ai
4 trang 153 0 0 -
Hướng dẫn lồng ghép môi trường trong Quy hoạch sử dụng đất
15 trang 144 0 0 -
33 trang 130 0 0