Danh mục

Phẫu thuật điều trị bỏng (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.42 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích: Nắm được các hình thức phẫu thuật và chỉ định phẫu thuật ở bệnh nhân bỏng trong từng thời kỳ. - Yêu cầu: Hiểu được chỉ định và kỹ thuật ghép da trên tổ chức hạt trong bỏng và vết thương. II. các phẫu thuật cấp cứu điều trị bệnh nhân bỏng 1. Rạch khía đám da hoại tử khô để khô: Để cấp cứu - Mục đích: + Giải thoát phù nề, chống gây chèn ép do hoại tử gây garo. + Xác định độ sâu (thứ yếu) - Chỉ định: + Da hoại tử khô vòng quanh chu vi chi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phẫu thuật điều trị bỏng (Kỳ 1) Phẫu thuật điều trị bỏng (Kỳ 1) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Mục đích: Nắm được các hình thức phẫu thuật và chỉ định phẫu thuật ở bệnh nhân bỏng trong từng thời kỳ. - Yêu cầu: Hiểu được chỉ định và kỹ thuật ghép da trên tổ chức hạt trong bỏng và vết thương. II. các phẫu thuật cấp cứu điều trị bệnh nhân bỏng 1. Rạch khía đám da hoại tử khô để khô: Để cấp cứu - Mục đích: + Giải thoát phù nề, chống gây chèn ép do hoại tử gây garo. + Xác định độ sâu (thứ yếu) - Chỉ định: + Da hoại tử khô vòng quanh chu vi chi làm cản trở tuần hoàn. + Da hoại tử khô vòng quanh cổ, ngực gây cản trở động tác thở. + Hoại tử sâu toàn bộ khối cơ lớn đề phòng hoại thư sinh hơi. - Kỹ thuật: Sớm, vô trùng. + Ở chi: · Ngón tay: hai đường bên · Mu tay : ô vuông · Cẳng tay : chữ chi · Cẳng chân: hai đường trong, ngoài cách bờ trong xương chày 1cm + Ỏ cổ ngực: · Cổ: 2-3 đường dọc. · Ngực: kiểu bàn cờ. * Rạch tới cân hoặc qua cân đến cơ, đến khi nào tới vùng lành (rớm máu), banh rộng băng ra, vô trùng. - Khi có hoại thư sinh hơi: cắt bỏ cơ hoại tử, rửa Oxy già, tiêm Penicillin + huyết thanh chống hoại thư sinh hơi vào vùng lân cận. 2. Mở khí quản: - Chỉ định: + Suy hô hấp: · Gặp trong bỏng nặng đường hô hấp, có phù thanh môn; nề, tắc khí đạo ----> khó thở. · Bít tắc đường khí đạo vì đờm dịch tiết ở các bệnh nhân bỏng nặng có biến chứng viêm phổi, sẹp phân thuỳ. · Bỏng đường hô hấp + nhiễm độc CO · Suy hô hấp nặng sau phẫu thuật ở bệnh nhân bỏng. Chỉ mở khi có suy hô hấp, có tính chất điều trị dự phòng ở các bệnh nhân bỏng nặng bị hôn mê sâu, để đặt ống nội khí quản gây mê mổ tiếp. (Chỉ tiêu suy hô hấp: pO2 < 92 mmHg; pCO2 > 42 mmHg; HbO2 89- 93%) - Kỹ thuật: Rạch Ù dưới sụn 1. Vô trùng khi làm và khi bệnh nhân thở. 3. Thắt mạch máu: - Trong điều trị chảy máu thứ phát vùng bị bỏng, thường gặp trong bỏng điện - Chỉ định: + Các bệnh nhân bị bỏng điện ở chi phải có garo đặt sẵn ở giường bệnh nhân, khi có chảy máu sẽ garo kịp thời. + Sau đó bộc lộ mạch máu để khâu, thắt. 4. Các phẫu thuật khác: Nếu có bỏng kết hợp vết thương, chấn thương

Tài liệu được xem nhiều: