Danh mục

Phẫu thuật ít xâm hại ở đường tiêu hóa-gan mật

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 152.92 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phẫu thuật đã ra đời từ nhiều thế kỷ. Ở thế kỷ 20 này, phẫu thuật đã với tới hầu hết các cơ quan, các bộ phận của cơ thể con người, từ bộ óc, trái tim, lá phổi, buồng gan, quả thận, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, tử cung, bàng quang, chân tay, xương khớp, đầu mặt cổ, mắt, tai, mũi, họng… đến mạch máu, thần kinh. Phẫu thuật đã ra đời từ nhiều thế kỷ. Ở thế kỷ 20 này, phẫu thuật đã với tới hầu hết các cơ quan, các bộ phận của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phẫu thuật ít xâm hại ở đường tiêu hóa-gan mật Phẫu thuật ít xâm hại ở đường tiêu hóa-gan mậtPhẫu thuật đã ra đời từ nhiều thế kỷ. Ở thế kỷ 20 này, phẫu thuật đã với tới hầu hếtcác cơ quan, các bộ phận của cơ thể con người, từ bộ óc, trái tim, lá phổi, buồnggan, quả thận, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, tử cung, bàng quang, chân tay,xương khớp, đầu mặt cổ, mắt, tai, mũi, họng… đến mạch máu, thần kinh.Phẫu thuật đã ra đời từ nhiều thế kỷ. Ở thế kỷ 20 này, phẫu thuật đã với tới hầu hếtcác cơ quan, các bộ phận của cơ thể con người, từ bộ óc, trái tim, lá phổi, buồnggan, quả thận, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, tử cung, bàng quang, chân tay,xương khớp, đầu mặt cổ, mắt, tai, mũi, họng… đến mạch máu, thần kinh. Trongthời chiến cũng như trong thời bình, phẫu thuật đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp,nó đã cứu tính mạng không biết bao nhiêu người, đã chữa được nhiều bệnh hiểmnghèo, đã giúp nhiều người tránh khỏi tàn tật, tàn phế. Phẫu thuật đã đem lại sứckhỏe và sự thoải mái dễ chịu cho hàng triệu người, góp phần nâng cao năng suấtlao động cho mọi xã hội.Ích lợi to lớn như vậy, nhưng mọi phẫu thuật dù nhỏ đến đâu cũng đều có khảnăng gây những tai biến, những biến chứng, trong đó có những tai biến, nhữngbiến chứng chết người. Nhiều phẫu thuật đã để lại những di chứng gây nhiều phiềnphức trong cuộc sống hằng ngày. Điều chắc chắn nhất là phẫu thuật dù nhỏ đếnđâu cũng để lại trên cơ thể người bệnh một vết sẹo dài hay ngắn. Bản thân vết sẹocó những rắc rối của nó. Trong phần lớn các trường hợp, đường mổ phải khá dài vìđường mổ càng dài, đi vào thương tổn càng dễ và thao tác càng thuận lợi. Quanđiểm “Phẫu thuật viên lớn, đường rạch dài” (Grand chirurgien, Grande incisionshay Big Surgeons make Big incisions) đã một thời gian dài ngự trị trong phẫuthuật.Trong nhiều năm qua, những phát minh kỹ thuật và những cải tiến dụng cụ đãđược aá dụng trong mọi lãnh vực của ngành Y Dược. Chúng đã làm thay đổi nhiềunhững hiểu biết về sinh bệnh học, về công tác chẩn đoán và công việc điều trị,trong đó có phẫu thuật.Sự ra đời của phẫu thuật ít xâ m phạmTrong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một vấn đề thời sự đang bùng nổtrong phẫu thuật, đó là phẫu thuật xâm phạm tối thiểu (Minimally InvasiveSurgery) hay phẫu thuật ít xâm phạm. Và chúng tôi chỉ đề cập đến các phẫu thuậtxâm phạm tối thiểu ở đường tiêu hóa, ở gan và đường mật. Phẫu thuật xâm hại tốithiểu ở ổ bụng có nhiều điểm khác với những phẫu thuật nội soi ở những n ơi khácnhưng có những ích lợi chung.Để thực hiện được phẫu thuật có tính chất ít xâm phạm ngừơi ta dùng nội soi đểmổ, nên còn được gọi là mổ nội soi (Endoscopic Surgery). Nếu mổ ở ổ bụng, phẫuthuật có tên Laparoscopic Surgery. Mổ được qua đường nội soi là nhờ có Video,nên phẫu thuật có tên phẫu thuật có video trợ giúp (Video-assisted Surgery). Khácvới mổ mở với đừơng rạch thành bụng dài, mổ nội soi chỉ cần đi vào ổ bụng bằngcác đường rạch thành bụng rất ngắn, có khi chỉ là những lỗ nhỏ, chỉ vài milimét, vídụ nếu cắt túi mật gọi là Needle Cholecystectomy hay Mini-site Cholecystectomy.Đường rạch càng ngắn, tổn hại thành bụng càng ít.Những ý nghĩ về phẫu thuật xâm phạm tối thiểu đã có từ rất lâu.· Năm 1807, Philip Bozzini dùng đèn cầy để quan sát các xoang tự nhiên của cơthể.· Năm 1877 Macimillian Nitze phát minh ra kính soi bàng quang với nguồn ánhsáng đặt ở bên ngoài. Năm 1889, Thomas Edison phát minh ra bóng đèn dây tóc.Ứng dụng phát minh này, năm 1887 Nitze giới thiệu máy soi bàng quang với bóngđèn nhỏ đặt ở đầu máy soi. Bóng đèn gắn ở đầu ống soi sẽ làm nóng và sẽ làmbỏng mô các tạng được soi. Để làm nguội, người ta phải dùng nước. Vì vậy máysoi lúc này chỉ có thể dùng để soi bàng quang.· Năm 1901, George Kelling dùng ống soi bàng quang và bơm hơi ổ phúc mạc đểsoi ổ bụng chó (ông dùng từ celioscopy).· Năm 1910, Hans Christian Jacobaeus dùng kính soi bàng quang để soi ổ bụng (laparoscopy) và soi lồng ngực (thoracoscopy).· Năm 1918. Otto Goetz chế tạo kim bơm hơi có van ở đầu để khi chọc qua thànhbụng không làm tổn thương các tạng trong khoang phục mạc.· Về bơm hơi ổ bụng, lúc đầu người ta dùng khí trời, oxygen, nitơ. Năm 1924,Richard Zollikoffer khuyên nên dùng khí Carbonic vì khí này có kh ả năng đượchấp thu nhanh lại không có nguy cơ cháy, nổ.· Năm 1946, để tránh thủng ruột, Decker và Cherry đặt ống soi qua túi cùngDouglas vào khoang phúc mạc (culdoscopy).· Năm 1952, Fourestier phát minh ra ánh sáng lạnh. Gọi là ánh sáng lạnh vì cáctạng định quan sát không bị làm nóng do nguồn ánh sáng đặt ở ngoài cơ thể vàđược truyền vào cơ thể bằng những que thạch anh.· Năm 1960, Harold H.Hopkins chế tạo kính soi dùng hệ thống thấu kính hình que.Kính này làm cho những hình ảnh rất rõ.· Năm 1963, Basil Hirschnowitz và Karl Storz truyền ánh sáng lạnh qua cáp quangmềm. Từ đây, nguồn ánh sánh lạnh dùng cáp quang mềm thay c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: