Danh mục

Phẫu thuật nội soi điều trị GIST dạ dày: Kết quả sớm

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 405.26 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đặt vấn đề và mục tiêu sau: Dạ dày là vị trí thường gặp nhất của GIST. Và nghiên cứu nhằm đánh giá tính khả thi cũng như kết quả sớm của phẫu thuật nội soi điều trị GIST dạ dày gồm PTNS cắt dạ dày không điển hình và phẫu thuật nội soi lòng dạ dày.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phẫu thuật nội soi điều trị GIST dạ dày: Kết quả sớm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ GIST DẠ DÀY: KẾT QUẢ SỚM Đỗ Đình Công*, Nguyễn Hoàng Bắc*, Nguyễn Hữu Thịnh*, Phạm Công Khánh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Dạ dày là vị trí thường gặp nhất của GIST. Nghiên cứu nhằm đánh giá tính khả thi cũng như kết quả sớm của phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị GIST dạ dày gồm PTNS cắt dạ dày không điển hình và PTNS lòng dạ dày. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca. Từ tháng 01/2008 đến 10/2010, 13 trường hợp GIST dạ dày được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM được đưa vào nghiên cứu. Kết quả: PTNS cắt dạ dày không điển hình thực hiện 10 bệnh nhân, một trường hợp chuyển mổ mở; PTNS lòng dạ dày thực hiện thành công trên 3 bệnh nhân. Vị trí khối u như sau: 2 trường hợp ở phình vị, 8 ở thân vị, 3 ở hang vị. Kích thước khối u trung bình 4,2±1,6 cm. Không tai biến cũng như biến chứng nặng sau mổ. Các trường hợp đều có diện cắt sạch, không làm rơi vãi hay làm vỡ khối u trong mổ. Kết luận: PTNS là phương pháp điều trị an toàn, khả thi trong điều trị GIST dạ dày với hai kỹ thuật PTNS cắt dạ dày không điển hình và PTNS lòng dạ dày. Từ khóa: GIST, dạ dày, phẫu thuật nội soi. ABSTRACT LAPAROSCOPIC MANAGEMENT OF GASTRIC GIST: THE EARLY RESULTS Do Dinh Cong, Nguyen Hoang Bac, Nguyen Huu Thinh, Pham Cong Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 30 - 33 Background: The stomach is the most common site of GIST. This study aimed to ascess the feasibility and early results of laparoscopic resection for GIST of the stomach. Methods: All 13 laparoscopic gastric resections for GIST performed from Jan/2008 to Oct/2010 at University Medical Center were reviewed. Results: Laparoscopic nonanatomic gastric resection was attempted for GIST in 10 patients, 1 conversion to open for advanced disease. 3 patients underwent laparoscopic intragastric surgery. The tumors were located at the fundus (n = 2), body (n = 8), antrum (n = 3). The mean tumor size was 4.2 ± 1.6 cm. Negative surgical margins were achieved in all case. There was no intraoperative complication or major postoperative complication. Conclusion: Both of laparoscopic gastric resection and laparoscopic intragastric surgery were safety and feasibility for gastric GIST. Key words: GIST, gastric, laparoscopic. ĐẶT VẤN ĐỀ U mô đệm đường tiêu hóa là loại u trung mô thường gặp nhất của ống tiêu hóa. Trước đây, loại u này thường được xếp vào nhóm u cơ trơn hay u thần kinh. Năm 1983, Mazur và Clark đề xuất thuật ngữ “u mô đệm” (stromal tumor), nhưng vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi cho đến khi CD34 được xác định là dấu ấn miễn dịch của u mô đệm đường tiêu hóa(7) (GIST). GIST có thể gặp trên suốt chiều dài ống tiêu hóa, tuy nhiên vị trí thường gặp nhất là dạ dày (60%), hỗng và hồi tràng (30%), tá tràng (5%), đại trực tràng (4%)(11)… Nguy cơ ác tính của *Bộ môn ngoại đại học Y Dược TpHCM ∗* Bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM Tác giả liên lạc: Ths.BS Nguyễn Hữu Thịnh ĐT: 0918089282 Email: bshuuthinh@yahoo.com 30 Chuyên Đề Ngoại Khoa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 GIST tỷ lệ thuận với đường kính khối u và số lượng phân bào trên quang trường 50. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng xác định được là một GIST là lành tính hay ác tính, đôi khi cần phải theo dõi trong một thời gian dài(3). Việc chẩn đoán xác định GIST dạ dày trước mổ vẫn còn khó khăn vì hầu hết các trường hợp u nằm dưới lớp niêm mạc, cần phải sinh thiết qua kim hút dưới hướng dẫn siêu âm qua nội soi, nguy cơ rơi vãi tế bào ung thư. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong nghiên cứu cơ chế bệnh sinh, hóa trị liệu… phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị triệt căn duy nhất đối với GIST. Vì GIST ít có xu hướng lan xa trong thành dạ dày cũng như di căn hạch, do đó nguyên tắc phẫu thuật chỉ cần cắt u nguyên khối với diện cắt an toàn, tránh làm vỡ khối u là đủ(5). Hiện đã có một vài nghiên cứu trên thế giới cho thấy hiệu quả của PTNS trong điều trị GIST dạ dày. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tính khả thi và kết quả sớm PTNS điều trị GIST dạ dày. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bệnh nhân Tiêu chuẩn chọn bệnh: Các bệnh nhân được chẩn đoán là GIST dạ dày được điều trị bằng PTNS tại BV Đại học Y Dược TPHCM. Tiêu chuẩn loại trừ: những trường hợp giải phẫu bệnh sau mổ không phải là GIST. Thời gian: từ tháng 01/2008 đến tháng 10/2010 Phương pháp nghiên cứu: báo cáo loạt ca Các dữ liệu được thu thập và xử lý trên phần mềm thống kê SPSS. Định nghĩa biến số U dưới niêm: khối u phát triển nhô vào trong lòng dạ dày, nằm dưới niêm mạc. U thành dạ dày: khối u phát triển nhô ra bên ngoài dạ dày. Đường kính u: đường kính lớn nhất của khối u. Chuyên Đề Ngoại Khoa Nghiên cứu Y học Các phương pháp mổ: Cắt dạ dày không điển hình: cắt dạ dày hình chêm hoặc một phần dạ dày mang u. Cắt u qua PTNS lòng dạ dày: qua PTNS ổ bụng, đục thủng dạ dày, tiến hành phẫu tích cắt khối u dưới niêm mạc dạ dày. Ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: