Danh mục

PHẪU THUẬT NỐI THÔNG HỒ LỆ-MŨI VỚI ỐNG JONES SILICON (CDCR)

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.93 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích: Phân tích kết quả phẫu thuật nối thông hồ lệ_mũi với ống Jones silicon. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, không so sánh trên 40 bệnh nhân được phẫu thuật nối thông hồ lệ-mũi với ống Jones silicon từ 2004 đến 2006. Kết quả được đánh giá theo các tiêu chuẩn như: tình trạng chảy nước mắt, vị trí ống. Kết quả: Tỉ lệ thành công sau lần phẫu thuật đầu tiên là 55%, tỉ lệ thành công toàn thể là 85%,và tỉ lệ biến chứng là 52,5% sau 12...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHẪU THUẬT NỐI THÔNG HỒ LỆ-MŨI VỚI ỐNG JONES SILICON (CDCR) PHẪU THUẬT NỐI THÔNG HỒ LỆ-MŨI VỚI ỐNG JONES SILICON (CDCR)TÓM TẮTMục đích: Phân tích kết quả phẫu thuật nối thông hồ lệ_mũi với ống Jones silicon.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, khôngso sánh trên 40 bệnh nhân được phẫu thuật nối thông hồ lệ-mũi với ống Jonessilicon từ 2004 đến 2006. Kết quả được đánh giá theo các tiêu chuẩn như: tìnhtrạng chảy nước mắt, vị trí ống.Kết quả: Tỉ lệ thành công sau lần phẫu thuật đầu tiên là 55%, tỉ lệ thành công toànthể là 85%,và tỉ lệ biến chứng là 52,5% sau 12 tháng theo dõi.Kết luận: Đây là phẫu thuật tương đối dễ thực hiện, đạt được thành công cao nhưng biếnchứng cũng rất nhiều.ABSTRACTPurpose: To analyze outcome of Conjunctivodacryocystorhinostomy with silicontube.Methods: The retrospective, interventional study witout compare on 40 patients,who underwent conjunctivo-dacryocystorhinostomy with silicon tube form 2004to 2006. Results were evaluated with standard: epiphora, the position of tubeResults: Initial successful rate was 55%.Total successful rate was 85% andcomplicative rate was 52,5% after 12 month follow up.Conclusion: The operate is easily perform, hight successful but there are a lot ofcomplication.ĐẶT VẤN ĐỀChảy nước mắt hạn chế rất nhiều đến khả năng lao động sản xuất và ảnh hưởngđến thẩm mỹ của con người. Ở một số ngành công nghiệp đòi hỏi sự chính xác,hoặc lái xe, hoặc phải mang kính tiếp xúc thì những bệnh nhân bị chảy nước mắtsẽ bị loại trừ. Chảy nước mắt tuy không trực tiếp gây nên những tổn hại cho mắt,nhưng nó tham gia vào một phần rất quan trọng, đôi khi quyết định trong quá tr ìnhphát triển bệnh, đặc biệt là các bệnh có tính chất viêm nhiễm ở phần trước củanhãn cầu.Từ trước tới nay đã có rất nhiều phẫu thuật nhằm thiết lập lại sự thoátnước mắt để trả bệnh nhân về cuộc sống bình thường. Đầu thế kỷ XX, phẫu thuậtnối thông túi lệ-mũi đạt được kết quả ngoạn mục với tỉ lệ thành công từ 90% đến95% nhưng với điều kiện là lệ quản phải thông tốt. Như vậy đối với những trườnghợp bị tắc lệ quản thì phải làm sao? Năm 1962, Jones là người đầu tiên mô tả phẫuthuật nối thông hồ lệ-mũi với ống thuỷ tinh làm đường dẫn nước mắt từ hồ lệ vàokhoang mũi. Từ khi ra đời phẫu thuật này được tiếp nhận như một tiêu chuẩn điềutrị đối với tắc lệ quản mặc dù rất khó khăn để duy trì vị trí giải phẫu cũng nhưchức năng của ống. Tại bệnh viện Mắt TP.HCM hằng ngày tiếp nhận nhiều bệnhnhân bị chảy nước mắt do hậu quả của chấn thương, tai nạn lao động làm đứt lệquản hoặc bệnh nhân đã bị cắt bỏ túi lệ hoặc sau phẫu thuật nối thông túi lệ-mũithất bại. Nay những bệnh nhân này yêu cầu được được điều trị để hết chảy nước mắt.Đứng trước tình hình đó chúng tôi quyết định thực hiện phẫu thuật nối thông hồ lệ-mũi với ống Jones silicon để giải quyết vấn đề chảy nước mắt cho bệnh nhân.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPĐối tượngLà những bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh với triệuchứng là chảy nước mắt, được chẩn đoán tắc lệ quản ngang từ 2004 đến 2006.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu- Tắc lệ quản ngang ngắn hơn 8 mm.- Bít hoặc không có điểm lệ, lệ quản bẩm sinh.- Đứt lệ quản do chấn thương, nhưng không có biến dạng xương mũi.- Suy yếu bơm lệ đạo.- Sau phẫu thuật nối thông túi lệ mũi thất bại.- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.Tiêu chuẩn loại trừ- Chấn thương gây biến dạng xương mũi và góc trong.- Sẹo bỏng gây mất cấu trúc hồ lệ.- Đang viêm xoang.- Vẹo vách ngăn.- U bướu vùng túi lệ.Phương pháp nghiên cứuKỹ thuật mổ* Tại góc trong- Gây tê dưới hốc, trên ròng rọc. Rạch da vùng góc trong.- Bộc lộ dây chằng mi trong và mào lệ trước. Khoan xương, khoan luôn máng lệ,kích thước lổ xương khoãng 10x15mm.- Tạo một vạt trước niêm mạc túi lệ và niêm mạc mũi hình chữ U.* Tại cục lệ- Dùng máy đốt điện rạch cục lệ. Dùng kéo thẳng tạo đường hầm từ cục lệ đến lổkhoan xương nghiêng một góc 45 độ.- Nong rộng đường hầm. Đặt ống Jones silicon từ cục lệ đến đ ường hầm. Khâu cốđịnh ống Jones vào cục lệ bằng vircyl 8.0.- Khâu vạt niêm mạc mũi và niêm mạc túi lệ bằng vircyl 6.0.- Khâu mô dưới da, khâu da.- Nội soi từ đường mũi lên xem vị trí của ống Jones và điều chỉnh chiều dài chohợp lý.- Bơm rửa ống nước xuống miệng tốt. Kết thúc phẫu thuật.Theo dõi và khám lạiBệnh nhân được khám lại sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12tháng, khi bệnh nhân bị chảy nước mắt hoặc có vấn đề khác thường về ống thìphải lập tức tái khám, đối với các bệnh nhân ở xa chúng tôi gởi th ơ hoặc gọi điệnthoại hỏi thăm và nhắc nhở tái khám. Bệnh nhân được hướng dẫn cách làm sạchống hằng ngày bằng cách nhỏ thuốc vào mắt, một tay bịt mũi và hít nhẹ cho nướcchảy xuống mũi, thực hiện vài lần ngày để chất tiết không bám vào thành ống gâytắc ống về sau. Mỗi khi ho hoặc hắc hơi bệnh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: