Danh mục

Phẫu thuật phình động mạch chủ bụng dưới thận qua đường ngoài phúc mạc

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 348.00 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật PĐMCB dưới thận qua đường ngoài phúc mạc tại khoa ngoại Lồng ngực - Mạch máu BV Chợ Rẫy. Nghiên cứu cắt ngang tất cả trường hợp mổ PĐMCB dưới thận qua đường ngoài phúc mạc từ tháng 1-2007 đến tháng 12-2010.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phẫu thuật phình động mạch chủ bụng dưới thận qua đường ngoài phúc mạcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011Nghiên cứu Y họcPHẪU THUẬT PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG DƯỚI THẬNQUA ĐƯỜNG NGOÀI PHÚC MẠCNguyễn Duy Tân*, Nguyễn Văn Khôi*, Trần Quyết Tiến*, Nguyễn Đức Khuê*, Hà Thanh Bình*TÓM TẮTĐặt vấn đề: Phình động mạch chủ bụng (PĐMCB) xảy ra ở ĐMC từ dưới cơ hoành và có đường kính dãnlớn hơn 1,5 lần đường kính bình thường. Do nhiều nguyên nhân gây nên như: chấn thương, nhiễm trùng,nhiễm siêu vi… nhưng với thể thoái hóa thành mạch kèm xơ vữa gặp ở người lớn tuổi chiếm tỷ lệ cao. Có haicách tiếp cận ĐMCB, mổ qua phúc mạc vào ổ bụng và qua đường ngoài phúc mạc. Nhưng mổ đường ngoài phúcmạc có một số lợi điểm: tránh tiếp xúc trực tiếp với ruột có thể gây nhiều biến chứng sau này, giảm nguy cơ suyhô hấp sau mổ, giảm hạ thân nhiệt trong lúc mổ, giảm tình trạng mất nước điện giải… Ngoài ra mổ PĐMCBqua đường ngoài phúc mạc được chỉ định trong các trường hợp: viêm túi phình, thể trạng béo phì, thận hìnhmóng ngựa, có mổ bụng trước đó…Vì thế, với những lợi điểm như trên mổ PĐMCB qua đường ngoài phúc mạcsẽ làm giảm tối thiểu các biến chứng, rất phù hợp với bệnh nhân lớn tuổi có nhiều bệnh đi kèm.Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật PĐMCB dưới thận qua đường ngoài phúcmạc tại khoa ngoại Lồng ngực – Mạch máu BV Chợ Rẫy.Bệnh nhân và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tất cả trường hợp mổ PĐMCB dưới thận qua đườngngoài phúc mạc từ tháng 1- 2007 đến tháng 12- 2010.Kết quả: Có 24 trường hợp được mổ PĐMCB dưới thận qua đường ngoài phúc mạc. Đường rạch da theođường cạnh bên bờ ngoài cơ thẳng bụng bên trái, từ dưới hạ sườn đến ngang rốn hơi chéo sang phải. 21 tr.h(87,5%) nam, 3 tr.h (12,5%) nữ. Tuổi trung bình 72, 24 tr.h (100%) nhập viện vì đau bụng hoặc lưng, kíchthước trung bình túi phình 6 cm, 24 tr.h (100%) có PĐM chậu hoặc có tắc ĐM chậu đùi đi kèm, 1 tr.h (4%) cómổ bụng trước đó. 1 tr.h(4%) ghép ống thẳng số 16mm, 23 tr.h (96%) ghép bằng ống chữ Y số 16- 8 mm. Trongđó nối từ ĐM chủ xuống bên phải: ĐM chậu 19tr.h(83%), ĐM đùi 4(17%). Bên trái: ĐM chậu 21 tr.h (91%),ĐM đùi 2 tr.h (9%). Thời gian mổ trung bình 4 giờ, thời gian trung bình nằm ở hồi sức 10- 18 giờ, cho bệnhnhân bắt đầu ăn giờ thứ 24, thời gian nằm viện 7- 10 ngày. Tử vong 1tr.h nữ (4%) do suy hô hấp kéo dài, 1tr.hcó thoát vị thành bụng. Tất cả 22 trường hợp còn lại kết quả tốt, được theo dõi mỗi tháng.Kết luận: PĐMCB là bệnh nặng, thể thoái hóa thành mạch kèm xơ vữa thường gặp ở người lớn tuổi cónhiều bệnh đi kèm chiếm tỷ lệ cao. Phẫu thuật cắt túi phình qua đường ngoài phúc mạc có nhiều lợi điểm làmgiảm các biến chứng, đặc biệt đối với thể loại phình trên.Từ khóa: Phình động mạch chủ bụng dưới thận, phẫu thuật qua đường sau phúc mạcABSTRACTRETROPERITONEAL APPROACH TO INFRARENAL ABDOMINAL AORTIC ANEURYSMSNguyen Duy Tan, Nguyen Van Khoi, Tran Quyet Tien, Nguyen Duc Khue, Ha Thanh Binh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 403 - 406Introduction: An abdominal aortic aneurysms (AAA) is a localized dilation of the subdiaphragmatic to morthan 1.5 times its expected diameter. Its due to includes: congenital lesion, trauma, infection…, butatherosclerosis and degeneration artery prevalence to dominate. AAA repair has been perfomed transperitoneal* Khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu BVCRTác giả liên lạc: * BS Nguyễn Duy Tân,DĐ: 0904478177Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011Email: duytanchoray@gmail.com403Nghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011and retroperitoneal. But a distinct advantages of the retroperitoneal approach compare with transperitoneal: notouch organs in the abdominal, less hypothermia, lower intravenous fluid requirements, less respiratorycompromise, shorter period of ileus…Furthermore, indications in case: inflammatory aneurysys, horse- shoekidney, morbid obesity, previous abdominal surgical procedure…Objectives: Aim to evaluate begin results of retroperitoneal approach to abdominal aortic at ThoracicVasculair sugery department Cho Ray Hospital.Method: Cross- section studies from January- 2007 to December- 2010 with patients operatedretroperitoneal approach to infrarenal AAA.Results: 24 cases infrarenal AAA has performed incision at the left from below flank extending the lateralborder of the rectus sheath to umbilical. 21 cases (87.5%) in men, 3 cases (12.5%) in women, mean age 72 yearold, 24 cases (100%) abdominal or back pain. Mean diameter of aneurysms 6 cm, 24 cases (100%) aneurysms oratherosclerosis iliac- femoral artery. 1 cases (4%) previous abdominal surgical procedure, 1 cases (4%) Dacron “tube” graft 16 size is selected and 23 cases (96%) use to bifurcation Dacron graft (Y) 16- 8 size. The left side:anastomosis to iliac artery 21 cases (91%) and femoral 2 cases (9%), the ritgh side anastomosis to iliac artery 19cases (83%) and femoral artery 4 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: