PHÊ BÌNH ẢNH một dẫn nhập để hiểu hình ảnh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÊ BÌNH ẢNH một dẫn nhập để hiểu hình ảnh Terry Barrett PHÊ BÌNH ẢNHmột dẫn nhập để hiểu hình ảnh Bản dịch tiếng Việt bởi NGÔ ĐÌNH TRÚC 1Lời nói đầu của Terry BarrettNhững năm dạy phê bình mỹ thuật đã thuyết phục tôi rằng một trong những cách tốt nhất đểđánh giá một hình ảnh là quan sát, suy nghĩ và nói chuyện về nó. Đây là những gì mà phêbình mỹ thuật đòi hỏi, và nó là những gì mà quyển sách này muốn nói. Mục đích của tôi làvừa để giúp những sinh viên mới bắt đầu và cả những sinh viên nâng cao về nhiếp ảnh sửdụng những hoạt động phê bình để đánh giá và hiểu những bức ảnh.Quyển sách này được tổ chức theo những hoạt động chính của phê bình mà Morris Weitz đãxác định trong nghiên cứu của ông về phê bình tác phẩm Hamlet, đó là miêu tả, diễn giải,đánh giá, và phát triển lý luận. Sự phân tích của ông thì bao quát một cách thích hợp vìkhông loại trừ bất kỳ một sự bàn luận nào về phê bình, và đi sâu một cách phù hợp để cungcấp một sự bàn luận rõ ràng, và có định hướng về những hoạt động phức tạp của việc phêbình ảnh. Mục đích của những hoạt động này luôn nhằm gia tăng nhận thức và hiểu biết, haynhững gì mà Harry Broudy, cha đẻ của giáo dục mỹ học gọi là “enlightened cherishing” (sángmắt sáng lòng). Tôi thích cái khái niệm kép này của ông ta vì nó công nhận cảm xúc cũngnhư sự suy nghĩ mà không tách đôi chúng ra.Những chương sau đây bàn về miêu tả, diễn giải, đánh giá những bức ảnh và phát triển lý luậnvề nhiếp ảnh. Tôi đã nhấn mạnh vào sự diễn giải những bức ảnh bởi vì tôi tin rằng bàn luậnvề ý nghĩa thì quan trọng hơn những lời tuyên bố ý kiến và sự diễn giải thì quan trọng nhất vàlà khía cạnh tích cực của phê bình. Diễn giải gia tăng sự hiểu biết và vì thế việc đánh giá thêmsâu sắc, dù sự đánh giá đó cuối cùng là đúng hay sai. Một ý kiến hay kết án đưa ra mà khôngcó sự hiểu biết là không thông cảm và thiếu trách nhiệm. Thật không may, thuật ngữ phêbình thì thường được hiểu không rõ ràng , thông thường nó được xem như là những phê phán.Thuật ngữ phê bình trong ngôn ngữ của mỹ học thì được hiểu rộng hơn nhiều.Giới thiệu một cách tối giản thì bốn hoạt động của phê bình- miêu tả, diễn giải, đánh giá vàphát triển lý luận- có thể được xem như là sự tìm kiếm những câu trả lời cho bốn câu hỏi cơbản: Đây là cái gì? Nó nói về cái gì? Nó thì tốt như thế nào? Nó có là nghệ thuật hay không?Quyển sách này tìm hiểu việc phê bình ảnh thông qua ý nghĩa của những câu hỏi chủ yếu này.Quyển sách cũng cung cấp những câu trả lời khác nhau của những nhà phê bình cho nhữngcâu hỏi này, thỉnh thoảng họ đồng tình và đôi khi không đồng tình với nhau về cùng nhữngbức ảnh. Tôi đã dẫn ra hàng tá những nhà phê bình và nhiều nhà nhiếp ảnh hơn thế. Trongnhững chọn lựa của tôi, tôi đã cố gắng giới thiệu những giọng phê bình khác nhau để cung cấphàng loạt những lập trường và cách tiếp cận của phê bình cho bạn đọc. Tôi đã chọn nhữngnhà phê bình và những nhà nhiếp ảnh nổi bật này vì họ đặc biệt thích hợp với những quanđiểm đang được bàn luận; không có sự ngụ ý nào về thứ bậc của những nhà phê bình haynhững nhà nhiếp ảnh trong những chọn lựa của tôi. 2Vài dòng về Terry BarrettTerry Barrett là giáo sư môn Giáo dục Mỹ thuật ở The Ohio State University. Ông đã nhậnđược Giải thưởng Giảng dạy Xuất sắc dành cho những giáo trình dạy về phê bình của mình.Tiến sĩ Barrett là tác giả quyển Criticizing Art: Understanding the Contemporary (NXBMayfield) và Talking About Student Art (NXB Davis), là biên tập của một tuyển tập mang tênLessons for Teaching Art Criticism, và là cựu biên tập nhiều năm của tập san nghiên cứu mangtên Studies in Art Education. Những nghiên cứu về giảng dạy phê bình của ông được đăng tảitrong nhiều tuyển tập và tập san. Ông từng là giáo sư thỉnh giảng cho The Getty EducationalInstitute for Arts (ở Los Angeles, California); giáo sư thỉnh giảng cho The Center for CreativePhotography (ở Tucson, Arizona); và cũng từng là giáo sư thỉnh giảng và nhà phê bình ởColorado State University, The University of Georgia, và Ball State University. Ông cũng làmột nhà nghiên cứu phê bình cho The Ohio Arts Council, và tham gia thảo luận về mỹ thuậtđương đại ở những trường học và những tổ chức cộng đồng khác. 3Chương 1BÀN VỀ PHÊ BÌNH MỸ THUẬTQuyển sách này nói về việc đọc và thực hành phê bình nhiếp ảnh để bạn có thể đánh giánhững tấm ảnh tốt hơn bằng cách sử dụng những quy trình phê bình. Thật không may, chúngta thường coi phê bình như là sự đánh giá vì trong ngôn ngữ thường nhật thuật ngữ phê bìnhcó ý nghĩa phê phán: nó được dùng để nói về hành động đưa ra những ý kiến, thường lànhững ý kiến phản đối, và hành động biểu lộ sự chê bai.Trên những phương tiện truyền thông đại chúng, những nhà phê bình được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phê bình mỹ thuật trường phái nghệ thuật xu hướng mỹ thuật nghệ sĩ nổi tưởng triển lãm nghệ thuật mỹ thuật hiện đại trào lưu nghệ thuậtTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Mĩ thuật cơ bản: Phần 1 - Ngô Bá Công
195 trang 356 5 0 -
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 333 0 0 -
7 trang 238 0 0
-
Kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ - Direction D'etat des archives du Viet Nam
94 trang 229 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 207 0 0 -
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 195 1 0 -
6 trang 187 0 0
-
Hiệu quả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở nước ta hiện nay
10 trang 172 0 0 -
Giáo trình Vẽ hình họa khối cơ bản và biến dạng - Trường Cao đẳng Lào Cai
36 trang 166 4 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 161 4 0
Tài liệu mới:
-
124 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Kiến trúc trống tầng trệt trong khu đô thị mới
154 trang 0 0 0 -
118 trang 0 0 0
-
113 trang 0 0 0
-
107 trang 0 0 0
-
108 trang 0 0 0
-
Phát triển phần mềm giám sát và điều khiển cho xe tự hành AGV
7 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 421
5 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 322
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 315
4 trang 0 0 0