Hội Mỹ thuật Việt Nam có số lượng hội viên lên đến năm, bảy nghìn họa sĩ. Sinh hoạt mỹ thuật trong nước, nhìn chung, nhộn nhịp. Hàng năm, ở cấp quốc gia, có ba, bốn giải thưởng mỹ thuật lớn. Còn triển lãm, ở Sài Gòn, Hà Nội, tháng nào cũng có vài ba cuộc. Hoạt động gallery khá rộn ràng - kẻ mua người bán, cũng "giao lưu với hội nhập"... Và, báo chí cũng thường xuyên có những bài viết về mỹ thuật v.v... Tuy nhiên, nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại thì oái oăm, dường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phê bình mỹ thuật Việt Nam
Phê bình mỹ thuật Việt Nam
Nguyên Hưng
1. KHÔNG CÓ GÌ NẾU KHÔNG CÓ PHÊ BÌNH
Hội Mỹ thuật Việt Nam có số lượng hội viên lên đến năm, bảy nghìn
họa sĩ. Sinh hoạt mỹ thuật trong nước, nhìn chung, nhộn nhịp. Hàng
năm, ở cấp quốc gia, có ba, bốn giải thưởng mỹ thuật lớn. Còn triển
lãm, ở Sài Gòn, Hà Nội, tháng nào cũng có vài ba cuộc. Hoạt động
gallery khá rộn ràng - kẻ mua người bán, cũng giao lưu với hội
nhập... Và, báo chí cũng thường xuyên có những bài viết về mỹ thuật
v.v... Tuy nhiên, nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại thì oái oăm, dường
như không thực sự tồn tại.
Không thực sự tồn tại. Bởi, thứ nhất, nó hầu như không có công chúng
trong nước. Hoặc có, cũng rất ít. Các cuộc triển lãm, thường, rất ít
người đến xem. Mua tranh, cho đến nay, chủ yếu vẫn là người nước
ngoài. Và tranh được bán, được mua, phần lớn, cũng thuộc hàng
commercial painting (tranh vẽ hàng loạt), ít có ý nghĩa khích lệ cho sự
tìm tòi, sáng tạo. Còn các bài viết về mỹ thuật trên các báo, thực tế,
chẳng có mấy người đọc. (Bởi vậy mà người viết cứ viết, tha hồ tung
hứng...) Nhiều người, rất nhiều người Việt Nam không biết gì về mỹ
thuật nước mình - vài cái tên họa sĩ biết được, chủ yếu là do đọc tình cờ
trên báo chí... Thứ hai, nó hầu như chẳng có tác động gì đến sự vận
động, phát triển của nền văn minh thị giác Việt Nam. Các nhà thiết kế
trong các lãnh vực mỹ thuật ứng dụng, khi đi tìm những chất liệu mới,
những kỹ thuật mới, và cả những tiêu chuẩn thẩm mỹ mới cũng chẳng
mấy khi nhắm vào nó. Ðể có vẽ dân tộc, họ tìm về nguồn nghệ thuật
dân gian. Ðể có vẻ hiện đại, họ lật ngay sách vở ngoại nhập. Tất cả
những gì đang có trong thế giới sự nhìn Việt Nam, nếu không phải là
đồ theo kiểu xưa, thì cũng theo kiểu Tây, kiểu Tàu, kiểu Nhật... Ai
cũng nói về tính dân tộc này nọ trong mỹ thuật, nhưng chẳng có ai chỉ
ra được những cái mã (codes), những qui ước văn hóa thực sự mang
bản sắc Việt Nam trong ngôn ngữ tạo hình... Ðến nay, vẫn loanh quanh
một kiểu nói chung chung, mơ hồ. Thứ ba, nó hầu như không kích
thích được nhiệt tình sáng tạo nơi các họa sĩ, không sản sinh ra nổi các
lực lượng họa sĩ kế tiếp. Không ít họa sĩ đã thú nhận không biết khai
thác năng lượng ở đâu cho sự sáng tạo. Trước mắt họ, mỹ thuật Việt
Nam là một chuỗi liên tiếp những truyền thống dở dang. Những biến
thiên của thời cuộc với những xoáy lốc cơ luận đến từ bên ngoài tác
động đến cả nền văn hóa học thuật đã mang đến những truyền thống
thay thế liên tiếp này. Và, khi mà mỗi một sự thay thế đồng nghĩa với
một sự đứt gãy thì sự tồn tại như đánh đu giữa những truyền thống dở
dang của mỹ thuật Việt Nam hiện tại có thể xem là hệ quả đương nhiên.
Nói chung, không có được nguồn năng lượng nội tại thì cũng không hy
vọng làm được điều gì mới mẻ. Các họa sĩ, hoặc lặp đi lặp lại chính
mình, hoặc lặp đi lặp lại người khác. Các giải thưởng mỹ thuật hàng
năm, quanh đi quẩn lại cũng bấy nhiêu gương mặt. Chưa kể, các
khuynh hướng nghiệp dư ngày càng lấn lướt, lan tràn...
Thực trạng nêu trên đã nằm trong nhận thức của nhiều họa sĩ, và rất
nhiều câu hỏi tại sao? đã được nêu ra. Tuy nhiên, dường như, tất cả
đều chỉ dừng lại ở sự thừa nhận: Ðể làm nghệ thuật đã khó, để có được
một nền nghệ thuật dân tộc-hiện đại lại càng khó hơn. Ðiều này đòi hỏi
các họa sĩ phải cố gắng rất nhiều...
Sự thực, để có được một nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, không chỉ
cần sự cố gắng của mỗi họa sĩ, mà thực tế, cần hơn hết, sự thay đổi
trong cách tiếp cận nghệ thuật của cả cộng đồng, bao gồm cả giới sáng
tác lẫn giới phê bình, lý luận và giới thưởng ngoạn. Cách tiếp cận ấy
phải đụng phạm đến toàn bộ nền móng của nền mỹ thuật, đến các cơ sở
tồn tại và phát triển của nó - từ các yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến các
nhận thức về ý nghĩa, giá trị nghệ thuật v.v... Nói cách khác, là phải
tiếp cận từ cội nguồn văn hoá xã hội và cơ sở học thuật của nó....
Thực ra, tiếp cận mỹ thuật từ tổng thể văn hoá mỹ thuật, ở Việt Nam,
không phải là chuyện mới mẻ. Ít nhất cũng có một Lê Thanh Ðức được
xem là chuyên gia qua các bài viết về Văn hoá thị giác, Văn hoá
tạo hình và Vấn đề toàn cầu hoá v.v... đăng nơi này nơi kia và gây ra
tranh cãi trong vòng hai năm qua. Không mới, nhưng rất tiếc cho đến
nay, vẫn chưa có công trình phê bình nào theo hướng này đáng kể.
Ngay ở Lê Thanh Ðức, tuy có nhiều tâm huyết, nhiều thiện chí, chịu
khó đọc, chịu khó nghĩ, nhưng có lẽ, bởi không thực sự mạnh về lý
luận, đặc biệt, dường như, kiến thức cơ sở lý luận không cập nhật, hoặc
có mà không đến nơi đến chốn, để cho nhãn quan nghệ thuật vẫn lẩn
quẩn trong chủ nghĩa nhân bản (humanism) và chủ nghĩa thực chứng
(positivism) tiếp thu từ nền văn hoá Pháp vốn đã lạc hậu, cộng thêm sự
chi phối của tâm lý thích ở tầm cao nên sự tiếp cận của ông còn có
khá nhiều bất cập, và các nhận định, khái quát thường rơi vào võ đoán
đầy mâu thuẫn. Với những hạn chế như vậy, các bài viết đầy tâm huyết,
đầy thiện chí nói trên của ông trở nên phản tác dụng. Không chỉ không
thể soi sáng cho thực trạn ...