Danh mục

Phê bình nghệ thuật bắt đầu (và kết thúc) ở thưởng thức

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 175.44 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Riêng tôi tôi nghĩ rằng, không ai sáng tác nghệ thuật bằng các nguyên lý nghệ thuật bằng các nguyên lý cả (văn học hay hội họa, thơ ca hay sân khấu, âm nhạc hay điện ảnh cũng vậy); mà nên quả quyết như ông Xêdan, cha đẻ của hội họa hiện đại, rằng khi ta cầm bút là quên đi tất cả những gì đã học được, và "con người trở thành một tiếng vọng hoàn thiện", của cuộc sống và thực tại. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phê bình nghệ thuật bắt đầu (và kết thúc) ở thưởng thức Phê bình nghệ thuật bắt đầu (và kết thúc) ở thưởng thức 1. Riêng tôi tôi nghĩ rằng, không ai sáng tác nghệ thuật bằng các nguyên lý nghệ thuật bằng các nguyên lý cả (văn học hay hội họa, thơ ca hay sân khấu, âm nhạc hay điện ảnh cũng vậy); mà nên quả quyết như ông Xêdan, cha đẻ của hội họa hiện đại, rằng khi ta cầm bút là quên đi tất cả những gì đã học được, và con người trở thành một tiếng vọng hoàn thiện, của cuộc sống và thực tại. Cũng không ai sáng tác nghệ thuật cho các nhà phê bình cả; mà người ta sáng tác bởi sự thưởng thức nghệ thuật của chính họ, và cho sự thưởng thức nghệ thuật của người đọc, người xem, người nghe v. v... Thưởng thức là một thái độ sống, một quan niệm sống có định hướng. Đọc, xem, nghe v. v... nghệ thuật lại cứ lăm lăm trong đầu óc hay trong bàn tay cái thước đo của nguyên lý (dù là triết, mỹ, xã hội hay đạo đức ...) thì rất trở ngại, nếu không nói rằng làm tan biến hoàn toàn màu sắc, hình vẽ, thi tứ, âm thanh của tác phẩm. Sự gặp gỡ phải có và phải chờ đợi giữa nghệ sĩ và công chúng là đặt cược hoàn toàn trên sự rung cảm chân thành, hướng theo một nhận thức thẩm mĩ vô tư và nhất định, nơi chỉ có tôn trọng và ưa mến lẫn nhau. Cũng cần nói thêm rằng cmả thức thẩm mỹ là cơ sở của thưởng thức nghệ thuật, và cả hai đều không thể thụ giáo bằng nguyên lý được. Làm nghề phê bình nghệ thuật thì tôi chắc ai cũng biết một câu nói ở nước ngoài rằng: các nhà phê bình nghệ thuật thì thời nào và ở đâu cũng nhiều, nhưng một nền phê bình nghệ thuật thì thời nào và ở đâu cũng hiếm. Câu nói đó, đối với ta chắc cũng không sai. Vì ở nước ta bất cứ một nhà báo, một người ham ăn nói, một người thích chỉ bảo, một thầy giáo trường phổ thông nào cũng có thể là nhà phê bình. Chỉ khốn một nỗi, và chính bởi vậy, mà cái nền phê bình nước nhà chưa ra sao. 2. Về sự phê bình nghệ thuật chỉ trông chờ vào những giá trị xã hội, đạo đức và chính trị v. v... thì tôi có được đọc một tỷ dụ ở nước khác, đó là ở Liên Xô, mà dưới cái nhìn của một nhà phê bình nghệ thuật Pháp mà chúng ta đều biết là ông Anđrê Risa (trong cuốn Phê bình mỹ thuật) thì sự sản xuất tác phẩm tràn ngập và vô bổ từ năm 1921 tới khi Xtalin mất, là một tỷ dụ xấu, và, theo tài liệu của ông thì chính phủ Liên Xô, đã khước từ lối chính trị hóa văn nghệ từ bấy, sau 1953. Nhờ đó, một số họa sĩ ở các miền xa, như Acmêni và Xibêri đã thoát khỏi lối hàn lâm mà trở thành nhân vật. (Sách của ông Risa in năm 1964, ở Pari). Ở nước ta, như tôi hiểu, trong vài chục năm qua, nền phê bình chính thống cũng có phần vô hiệu, nếu không nói rằng trở ngại cho sáng tạo, bởi đặt vấn đề không đúng, mà điều tôi muốn nhặt ra để nói hôm nay là đã đặt nguyên lý trên thưởng thức. Đọc nhau, xem nhau, nghe nhau bằng nguyên lý là sự đọc, sự xem, sự nghe máy móc và vô duyên nhất, vì đánh mất con người nhiều nhất. Nguyên lý còn che đậy những bất lực về rung cảm nghệ thuật, ngọn lửa, và cái cân của một tác phẩm. Đã có lúc tôi nghĩ rằng, về phê bình văn chương, Hoài Thanh sau này khó viết được trang nào ý vị hơn trong Thi nhân Việt Nam, 1943, và về hội họa, Nguyễn Đỗ Cung không viết quá được bài Sống và vẽ đăng trong Xuân thu nhã tập, 1940, mặc dù cả hai ông sau này đều tỉnh táo và thông thái hơn nhiều. Nhiều nhà phê bình của thế hệ mới, vài chục năm qua viết nhiều, in nhiều, thành đạt nhiều, và có người lên đến bậc giáo sư. Nhưng sự trơn tru (như tượng bằng thạch cao), cái gì cũng đủ cả, có phải, có trái, có dưới, có trên, có sau, có trước, đầy những nhưng mà, tuy nhiên, đồng thời, vả lại ... Sự nói cái gì cũng đúng cả, trong thực tế có nghĩa là không nói gì cả, không suy nghĩ gì cả và không có ích gì cả. Nhiều chữ đấy, nhưng ít nghĩa, thậm chí là vô nghĩa. 3. Tôi tán thành rằng để làm việc (dạy học hay tranh luận chẳng hạn) chúng ta cũng cần nguyên lý. Nhưng tôi lại muốn rằng những nguyên lý đó phải thay đổi, tuỳ theo nhịp sống của nghệ thuật. ít có những nguyên lý đúng mãi cho một đoạn đường dài. Nhiều ngành khoa học bây giờ, mà trước nhất là kinh tế học, đã nêu cái thực trạng rằng những mặt ổn định trong đời sống nhân loại ngày nay là ít hơn những mặt không ổn định, những mặt đối xứng, những mặt hài hoà là ít hơn những mặt không hài hòa, những mặt hợp lý ít hơn là những mặt không hợp lý, những mặt chính xác là ít hơn những mặt chưa kiểm tra tính toán được. Riêng sinh lý học thì cho biết là đời sống vô thức là lớn hơn đời sống ý thức rất nhiều, và nghe nói toán học đã lập được trường phái toán mơ hồ, cả ngành lôgich cũng đang nghĩ tới một trường phái lôgich mơ hồ vân vân và vân vân. Nếu những dữ kiện trên đây là trúng, thì ở nghệ thuật, ta phải thấy điều này là trật, những nguyên lý lâu nay ta vẫn quen dùng thường hướng về sự ổn định, đối xứng, hài hoà, chính xác, minh bạch ... là ít hiệu nghiệm cho đời sống thực. Liệu chúng có phải là thứ phồn vinh giả tạo của đầu óc không. Liệu đã cần lật trái cái mặt ta từng bỏ quên: nguyên lý của sự khô ...

Tài liệu được xem nhiều: