Danh mục

PHÉP ÐO ÁP LỰC BỌNG ÐÁI – cystometry

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 85.02 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khảo sát sự thay đổi áp lực bên trong bọng đái theo dung tích bọng đái. Áp lực bọng đái được theo dõi lúc bọng đái được đổ đầy thụ động và lúc bọng đái co bóp chủ động. Khi đo người ta ghi nhận cảm giác mắc tiểu, độ dốc của đường biểu diễn trong lúc đổ đầy và sự co bóp của cơ chóp bọng đái.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÉP ÐO ÁP LỰC BỌNG ÐÁI – cystometry PHÉP ÐO ÁP LỰC BỌNG ÐÁI – cystometryKhảo sát sự thay đổi áp lực bên trong bọng đái theo dung tích bọng đái. Áp lựcbọng đái được theo dõi lúc bọng đái được đổ đầy thụ động và lúc bọng đái co bópchủ động. Khi đo người ta ghi nhận cảm giác mắc tiểu, độ dốc của đường biểudiễn trong lúc đổ đầy và sự co bóp của cơ chóp bọng đái.2.1.1. Cảm giác bọng đái:Bình thường, cảm giác đầy ở bọng đái xảy ra khi dung tích bọng đái khoảng từ100 - 300 ml. Sau đó là cảm giác mắc tiểu, thường xảy ra khi dung tích bọng đáikhoảng 350 - 400 ml.Những bất thường về cảm giác mắc tiểu bao gồm giảm hoặc không có cảm giác đổđầy hoặc cảm giác mắc tiểu. Khó chịu hoặc mắc tiểu gấp khi dung tích c òn ít làđiển hình của tình trạng viêm chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiểu dưới, viêmbọng đái do xạ trị, viêm bọng đái kẽ .2.1.2. Giai đoạn chứa đựng hay đổ đầy:Do tính chất vật lý đặc biệt của thành bọng đái mà trong giai đoạn chứa đựng,dung tích bọng đái có thể gia tăng rất nhiều nhưng áp lực bên trong bọng đái tăngrất ít. Vì thế, bình thường thì biểu đồ áp lực bọng đái trong giai đoạn này gần nhưnằm ngang. Người ta dùng khái niệm độ dãn nở bọng đái (compliance) (DV/DPtrong giai đoạn chứa đựng) để đánh giá đặc điểm này của bọng đái.Tăng độ dãn nở bọng đái có thể gặp trong ứ đọng nước tiểu mạn tính đo bất kỳnguyên nhân nào.Giảm độ dãn nở bọng đái có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm viêm bọng đáimạn tính, viêm bọng đái do xạ trị, viêm bọng đái kẽ, carcinoma bọng đái .2.1.3. Giai đoạn co bóp bọng đái:Co bóp cơ chóp bọng đái thể hiện bởi sự gia tăng áp lực chậm và ổn định trênđường biểu diễn đến 60 - 120 cm H2O. Ở người bình thường, giai đoạn này đượcbáo trước bởi cảm giác mắc tiểu, tuy nhiên nếu muốn thì có thể kềm hãm sự cobóp này.Tăng hoạt cơ chóp - do nguyên nhân thần kinh hoặc không - biểu hiện bởi dungtích bọng đái thể hiện trên áp lực đồ dưới 200 ml và điều quan trọng hơn là khôngcó khả năng ức chế sự co bóp cơ chóp. Người ta thường dùng từ tăng phản xạ cơchóp (detrusor hyperreflexia) cho những trường hợp do nguyên nhân thần kinh, vàtừ bất ổn định cơ chóp (detrusor instability) để chỉ những trường hợp không donguyên nhân thần kinh hay không rõ nguyên nhân.Không co bóp cơ chóp - không thấy sự co bóp cơ chóp khi đo áp lực bọng đái.Lưu ý rằng do sự ức chế tâm lý trong lúc đo mà khoảng 10% đàn ông và 50% phụnữ vốn đi tiểu bình thường lại không thể biểu hiện co bóp cơ chóp trên áp lực đồbọng đái. Người ta dùng từ bất phản xạ cơ chóp (detrusor areflexia) cho nhữngtrường hợp do nguyên nhân thần kinh, còn không co bóp cơ chóp (detrusoracontractile) cho những trường hợp khác.Suy yếu co bóp cơ chóp - biểu hiện bởi những co bóp yếu và ngắn, thường gặp ởngười già thuộc cả hai phái, có lẽ do sự thay thế cơ trơn bọng đái bằng thành phầncollagen.

Tài liệu được xem nhiều: