Thông tin tài liệu:
Phi hành gia Phạm Tuân - lưỡng quốc anh hung 2Nhà du hành vũ trụ Việt Nam Sau khi đất nước thống nhất, Phạm Tuân vẫn tiếp tục phục vụ trong Quân chủng phòng không – không quân – là phi công chiến đấu sẵn sàng bảo vệ bầu trời Tổ quốc trong hòa bình. Tiếp theo, thực hiện chương trình hợp tác Việt – Xô nghiên cứu vũ trụ intercosmos, năm 1978 Trung tá Phạm Tuân được Bộ Quốc phòng ta cử tuyển sang tu nghiệp ở Học viện Quân sự cấp cao Zhukov và Học viện Không quân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phi hành gia Phạm Tuân - lưỡng quốc anh hung 2 Phi hành gia Phạm Tuân - lưỡng quốc anh hung 2Nhà du hành vũ trụ Việt Nam Sau khi đất nước thống nhất, Phạm Tuân vẫn tiếp tục phục vụ trong Quân chủngphòng không – không quân – là phi công chiến đấu sẵn sàng bảo vệ bầu trời Tổquốc trong hòa bình. Tiếp theo, thực hiện chương trình hợp tác Việt – Xô nghiêncứu vũ trụ intercosmos, năm 1978 Trung tá Phạm Tuân được Bộ Quốc phòng ta cửtuyển sang tu nghiệp ở Học viện Quân sự cấp cao Zhukov và Học viện Khôngquân Gagarin. Sau đó được chuyển sang huấn luyện bay vũ trụ với điều kiện, môitrường đặc biệt dành riêng cho đào tạo các phi công vũ trụ. Với kết quả kiểm tra tổng hợp đặc biệt Phạm Tuân được chính thức chọn vàođội bay quốc tế thứ 6 trong chương trình intercosmos của Liên xô ngày 1-4-1979sẵn sàng cho chuyến bay vào không gian vũ trụ. Để chuẩn bị cho chuyến bay này,ngoài vật dụng để thí nghiệm về khoa học, được sự thỏa thuận với bạn, Bộ Quốcphòng ta đã chỉ đạo Phạm Tuân chuẩn bị mang theo ba hiện vật tiêu biểu đó làQuốc kỳ Việt Nam, Bản Tuyên ngôn Độc lập Quốc khánh 2-9 và Bản Di chúc củaChủ tịch Hồ Chí Minh 15-5-1965. Rồi giờ phút lịch sử đã đến. Vào lúc 1g33 phút ngày 23-7-1980 (giờ Hà Nội),tại Trung tâm Vũ trụ Baikonur – nước Cộng hòa Kazakhstan – Liên bang Xô Viết,tàu vũ trụ Liên hợp Soyuz 37 do hai phi hành gia Đại tá Victor V.Gorbatko vàTrung tá Phạm Tuân điều khiển đã được phóng từ mặt đất lên vũ trụ. Sau 7 ngày,20 giờ và 42 phút, ngày 31-7-1980 tàu vũ trụ Soyuz 37 trở về trái đất an toàn. Đầutháng 8, lúc bấy giờ tôi công tác ở Bộ Tổng Tham mưu được Thủ trưởng giaonhiệm vụ tổ chức nghi lễ đón phi hành gia Phạm Tuân từ Liên xô về nước đưa từphi trường Nội Bài về Nhà khách Chính phủ ở phố Ngô Quyền – Hà Nội, với sựđón tiếp trọng thị của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng ta. Về sau chúng tôi được nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân kể lại tổng quát quá trìnhvận hành, hoạt động trên con tàu vũ trụ Soyuz 37 ấy: Sau khi con tàu vào quỹ đạo,trong ba vòng bay đầu tiên với tốc độ 28.000km/h V.Gorbatko và Phạm Tuân tậptrung kiểm tra thẩm định sự an toàn trong hệ thống thiết bị, đặc biệt là độ kín trongkhoang tàu. Sau đó, được phép của mặt đất, hai nhà phi hành đã cởi bộ trang phụcđặc biệt – và chịu một sức ép ghê gớm nhưng vượt qua được nhờ quá trình khổluyện ở mặt đất. Đến sau vòng bay thứ năm, con tàu chuyển dần lên quỹ đạo caohơn. Người hùng châu Á Phạm Tuân Theo quy trình bay trên không gian đến vòng bay thứ 17, với sự chỉ huy từ mặtđất hai người cùng thực hiện tiếp cận với Trạm vũ trụ và ghép nối an toàn khônghề gặp bất cứ trục trặc nào. Phạm Tuân từ khoang tàu đã đặt chân vào Trạm Salyut6 (Chào mừng 6) với cảm xúc mà anh bảo không thể diễn tả bằng lời. Vậy làngười Việt Nam, cũng là người châu Á đầu tiên trong thời điểm lịch sử này đã cómặt trong vũ trụ với những vật phẩm đặc biệt đã mang theo. Trên Trạm vũ trụ họđược đón tiếp nồng hậu với bánh mỳ và muối theo phong cách Nga của hai phihành Nga Popov và Riumin trên Trạm vũ trụ “Chào mừng 6”. Tiếp đó là những báo cáo gửi về và nhận lệnh từ mặt đất. Đến 4 giờ sáng theogiờ Matxcova họ bắt đầu giấc ngủ hằng ngày. Sau khi thức dậy họ lau mặt bằngloại khăn giấy đặc biệt và điểm tâm thức ăn vũ trụ. Họ mở đầu phiên làm việc vớimặt đất. Phiên đầu tiên từ Trung tâm chỉ huy Baikonur, Tướng Viktor Bagalov –chỉ huy chuyến bay chuyển lên thông điệp: “Chúng tôi rất vui mừng thấy rằng giaiđoạn thích nghi với sự căng thẳng trong vũ trụ của các phi hành gia đã qua”. Theo chương trình hoạt động, những ngày tiếp theo họ tiến hành những thínghiệm khoa học đã được chỉ định. Phạm Tuân thực hiện hàng loạt thí nghiệmnghiên cứu bề mặt trái đất để lập bản đồ tài nguyên thiên nhiên, ghi nhận hoạtđộng tuần hoàn của cơ thể người trong vũ trụ, về sự hòa tan của các mẩu khoángchất trong trạng thái không trọng lượng, thí nghiệm về trồng cây và nuôi bèo hoadâu của Việt Nam… Theo chương trình, một cuộc họp báo từ vũ trụ với mặt đất đã diễn ra với 110phóng viên đến từ các nước XHCN tại trung tâm chỉ huy chuyến bay, trong đó có27 phóng viên báo, phát thanh, truyền hình từ Việt Nam sang theo dõi chuyến bay.Cuộc giao lưu, đối thoại vũ trụ – mặt đất trong 90 phút với hai phi hành gia gồmhàng trăm câu hỏi thú vị – mà trước đó vài thập kỷ, người “lãng mạn” giầu viễntưởng nhất cũng không thể nghĩ ra. Sau thời gian theo lập trình, ngày 31-7-1980V.Gorbatko và Phạm Tuân đã trở lại trái đất an toàn tuyệt đối kết thúc chuyến baylịch sử thắm tình Xô – Việt trong không gian. Ngay sau đó hai nhà lãnh đạo TổngBí thư Liên Xô L.I.Brezhniev và Bí thư thứ nhất Việt Nam Lê Duẩn đã gọi điệncho nhau: “Đây là chuyến bay mang tầm vóc lịch sử”. Sau khi trở về trái đất, Phạm Tuân thường bày tỏ tâm sự của mình với cấp trên,với đồng nghiệp, với người thân cũng như với báo giới là điều ước vọng lớn nhấ ...