Lãng Nhân Phùng Tất Đắc là một cây bút tản văn tiêu biểu trước 1945. Ông được biết đến như một nhà phiếm luận hài hước, thâm thúy và sâu sắc. Tính chất phiếm trong tản văn của ông được thể hiện ở các thao tác kết cấu tác phẩm (phiếm luận đa chiều), ở thái độ của chủ thể lời (phiếm luận hoài nghi), ở màu sắc thẩm mĩ của tác phẩm (phiếm luận trào phúng).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phiếm luận của Phùng Tất Đắc JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 50-60 PHIẾM LUẬN CỦA PHÙNG TẤT ĐẮC Lê Trà My Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: nhimtimy@gmail.com Tóm tắt. Lãng Nhân Phùng Tất Đắc là một cây bút tản văn tiêu biểu trước 1945. Ông được biết đến như một nhà phiếm luận hài hước, thâm thúy và sâu sắc. Tính chất phiếm trong tản văn của ông được thể hiện ở các thao tác kết cấu tác phẩm (phiếm luận đa chiều), ở thái độ của chủ thể lời (phiếm luận hoài nghi), ở màu sắc thẩm mĩ của tác phẩm (phiếm luận trào phúng). Phùng Tất Đắc là một trong số ít người viết tản văn tạo lập được phong cách riêng. Tác phẩm của ông có đóng góp lớn cho sự định hình thể loại và khai mở những hướng đi cho tản văn hiện đại Việt Nam. Từ khóa: Phùng Tất Đắc, phiếm luận, thể loại, tản văn, phiếm luận đa chiều, phiếm luận hoài nghi, phiếm luận trào phúng.1. Mở đầu Lãng Nhân Phùng Tất Đắc được nhắc đến như một nhà phiếm luận cho dù sự nghiệpvăn chương của ông tương đối đa dạng từ văn sáng tác, khảo cứu, thuật chuyện danh nhân,cho đến văn dịch thuật.... Trước 1945, ông cho ra đời hai tập Trước đèn (1939) và Chuyệnvô lý (1942). Trước đèn tập hợp những sáng tác đã in ở mục Trước đèn trên báo Đông Tây,và Chuyện vô lý phần lớn cũng là những bài đã in ở mục Chuyện vô lý của Đông Dươngtạp chí. Sau 1945 Phùng Tất Đắc viết một số tác phẩm như Chơi chữ, Giai thoại làng Nho,Chuyện cà kê; ngoài ra ông còn có những công trình dịch thuật như Hán văn tinh tuý, ThơPháp ngữ chuyển dịch và những tiểu chuyện danh nhân (kí bút danh Cô Nhi Tân). Chúngtôi không đặt mục đích nghiên cứu toàn bộ những trước tác của Phùng Tất Đắc mà chỉkhảo sát chủ yếu hai tập tản văn của ông là Trước đèn và Chuyện vô lý. Chính những tậptản văn này đã đưa ông lên hàng những nhà cầm bút có tiếng trên văn đàn nửa đầu thế kỷXX. Một số tác phẩm sáng tác sau 1945 có thể vẫn tiếp tục một lối phiếm luận riêng củaPhùng Tất Đắc, nhưng tính chất khảo (trong Chơi chữ), hay kiểu đàm thoại thiếu tự nhiên,hơi gò ép (trong Chuyện cà kê)... đã làm mất đi cái duyên phiếm luận mà ông đã có từthời viết cho báo Đông Tây, Đông Dương tạp chí, báo Ích Hữu; đồng thời những sáng tácở giai đoạn này, chúng tôi nhận thấy tính chất tản văn đã bị mờ nhạt, đi ra ngoài biên giớithể loại, pha trộn những kiểu loại khác tạo nên những kết hợp mới.50 Phiếm luận của Phùng Tất Đắc Tác phẩm của Phùng Tất Đắc nói chung và tản văn nói riêng mặc dù chiếm đượcsự hâm mộ trong lòng độc giả nhưng lại ít được sự quan tâm của các nhà nghiên cứuphê bình. Riêng những sáng tác trước 1945 nhất là Trước đèn được chú ý đặc biệt bởi nóđịnh hình phong cách Phùng Tất Đắc trong số những người cầm bút đương thời - phongcách phiếm luận. Đến nay, khi nghiên cứu tản văn Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XXchúng tôi chú ý đến Phùng Tất Đắc như một đại diện cho khuynh hướng tản văn nghị luậnmà về sau ít có người kế tục được.2. Nội dung nghiên cứu Tác phẩm của Phùng Tất Đắc là một loại tản văn chủ yếu dùng các thao tác của nghịluận để luận lẽ đời, bàn thế sự, khác hẳn với kiểu tự sự của tản văn Nguyễn Tuân hay thiênvề trữ tình như tản văn Xuân Diệu. Nó có nhiều nét chung với tản văn Tản Đà cách đấy haimươi năm và cùng một lối suy tư với tản văn Chế Lan Viên trong Vàng sao xuất bản cùngthời. Tản văn nghị luận thường là sự trình bày vấn đề thông qua hệ thống luận điểm, luậncứ. Đối với văn nghị luận thông thường, yêu cầu hàng đầu của hệ thống này là chặt chẽ,logic, mạch lạc, khuynh hướng tư tưởng rõ ràng, giầu thuyết phục... Song ở tản văn, mượnhình thức kết cấu của nghị luận, người viết có thể biểu hiện ý tưởng một cách phóng túnghơn, nhà văn có thể kể, tả, bộc bạch tâm tình, do đó khuynh hướng tư tưởng có thể toát ratừ các hình ảnh, các mẩu tự sự, các tình huống chứ không chỉ ở những phát biểu trực tiếp.Mục đích của người viết có khi không nhằm đến sự thuyết phục mà là sự khơi gợi, layđộng người đọc bằng những cách biểu hiện giầu sức gợi, người đọc có thể không bị chinhphục nhưng không ít thì nhiều có được những hối thúc trí tuệ, những rung động tâm hồn.Trước đèn là tập tản văn nghị luận tương đối điển hình. Ở Chuyện vô lý tính chất nghị luậnnhạt, chú ý hơn đến sự vụ cụ thể nên có người cho nó là tạp văn báo chí. Tuy nhiên ở cảhai tập trên, ta vẫn thấy một lối lập luận, dẫn giải vấn đề khá độc đáo, sự bàn bạc phóngtúng, tự do, ngẫu hứng, nhiều khi không khoác áo một tư tưởng chính thống nào.Theo VũNgọc Phan, Phùng Tất Đắc hay bàn chơi về các vấn đề một cách nhạo đời và bỡn cợt.Có lẽ vì vậy tập tản văn quan trọng nhất của ông - Trước đèn được gọi là một tập phiếmluận. Tính chất phiếm nổi trội tạo thành một đặc điểm phong cách tản văn Phùng TấtĐắc. Bàn phiếm về các vấn đề không có nghĩa là nói một cách không đầu cuối, tản mác,lộn xộn, không đâu vào đâu, trôi nổi, tạt ngang tạt dọc, không có chủ định, không nhấtquán một chủ đề (xét theo nghĩa của từ phiếm). Nghĩa này có thể phù hợp trong nhữngcuộc giao tiếp thực tế. Biến một cung cách sinh hoạt trong cuộc sống thành một thủ phápnghệ thuật biểu hiện thái độ, quan niệm, cách nhìn, lối tư duy của người sáng tạo, PhùngTất Đắc đã làm nên một lối phiếm luận mà chỉ có những người có kiến văn phong phú,có sự uyên bác về học thuật, có chủ kiến vững vàng, có thái độ sống tích cực... mới cóthể phiếm nổi. Có thể thấy sự lộn xộn trong một trật tự, sự cà kê dê ngỗng trong mộtchỉnh thể toàn vẹn, sự lang thang của thần trí trong một cảm hứng tư tưởng chủ đạo... tảnvăn Phùng Tất Đắc đâu phải cách phiếm của những kẻ tán dóc mua vui lời nói gió bay. 51 Lê Trà MyChính cách p ...