Danh mục

Đặc điểm của thể ký trên tạp chí tri tân (1941-1946)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.69 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu khái quát về diện mạo của tạp chí Tri tân: từ các thể loại báo chí chuyên biệt đến các thể loại sáng tác văn học, trong đó quan tâm đến thể ký. Với những thống kê, khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy đặc điểm nổi bật của thể ký trên tờ tạp chí này là chất khảo cứu công phu quyện hòa với chất trữ tình đằm thắm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm của thể ký trên tạp chí tri tân (1941-1946) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 42-49 ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ KÝ TRÊN TẠP CHÍ TRI TÂN (1941-1946) Nguyễn Thị Phương Lan Trường THPT Nguyễn Trãi – Ba Đình - Hà Nội E-mail: minhlan_0713@yahoo.com Tóm tắt. Bài viết giới thiệu khái quát về diện mạo của tạp chí Tri tân: từ các thể loại báo chí chuyên biệt đến các thể loại sáng tác văn học, trong đó quan tâm đến thể ký. Với những thống kê, khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy đặc điểm nổi bật của thể ký trên tờ tạp chí này là chất khảo cứu công phu quyện hòa với chất trữ tình đằm thắm. Đây là đặc điểm chủ đạo xuyên suốt các bài ký viết về danh tích, phong tục tập quán và nhân vật trên tạp chí Tri tân. Từ đó khẳng định giá trị của thể ký cũng như những đóng góp của các sáng tác văn học trên Tri tân tạp chí đối với đời sống văn học nửa đầu thế kỷ XX. Từ khóa: tạp chí Tri tân, đặc điểm, ký, khảo cứu, trữ tình.1. Mở đầu Tạp chí Tri tân xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ XX, tuy chỉ tồn tại trongthời gian 5 năm (từ ngày 3/6/1941 đến ngày 16/7/1946) nhưng với 214 số ra đều đặn hàngtuần thì tự thân nó đã xác lập được vai trò vị trí của mình. Sinh tồn trong một thời điểmlịch sử gay cấn, bối cảnh chính trị phức tạp, đời sống văn hóa đầy thử thách nhưng Tri tânvẫn được coi là một tạp chí “chất lượng” và “trí tuệ”. Tôn chỉ, mục đích mà Tri tân hướngtới là “Ôn cũ biết mới. Nhằm cái đích ấy, Tri tân riêng đi vào con đường văn hóa với cặpkính khảo cứu”. Là loại tạp chí mang tính “bách khoa thư” (giống như kiểu tạp chí Nam phong), Tritân đã tạo nên những ưu thế đặc biệt của loại hình báo chí mang tính tổng hợp. Tìm trên tờtuần báo này, có thể thấy đủ các thể loại từ báo chí chuyên biệt (thời sự chính trị, khoa họckỹ thuật, thông tin văn hoá xã hội, quảng cáo. . . ) đến văn học nghệ thuật (thơ ca, truyệnngắn, tiểu thuyết, ký, kịch. . . ) rồi đến các lĩnh vực khác như sử học, địa lý, kinh tế, dântộc học, công nghệ, tôn giáo. . . Trong đó, riêng mảng sáng tác văn học được tạp chí dànhmột số lượng trang báo đáng kể để in ấn, giới thiệu đều đặn, cần mẫn trong suốt 5 năm tồntại. Có thể thấy, ngoài các bài khảo cứu về lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội, các bài nghiêncứu, phê bình, sưu tầm, dịch thuật văn học có giá trị. . . Tạp chí Tri tân còn đón nhận vàđăng tải gần 500 sáng tác văn học, trong đó riêng các bài ký văn học là 104 bài. Một sốlượng tuy còn khiêm tốn song cũng đủ để khái quát và chỉ ra được những đặc điểm riêng42 Đặc điểm của thể ký trên tạp chí Tri tân (1941-1946)của thể loại văn học này trên Tri tân. Bài viết bước đầu khái quát về diện mạo và chỉ ramột số đặc điểm cơ bản của thể ký trên tạp chí Tri tân qua việc khảo sát 104 tác phẩm kýđược tờ tạp chí này đăng tải trong 5 năm tồn tại. Từ đó, chúng tôi khẳng định giá trị của các sáng tác văn học trên Tri tân tạp chínói chung và thể ký nói riêng. Đồng thời cũng xác lập được vị trí, vai trò của báo chí như“một động lực của văn học”. Bởi: “Từ Tri tân cũng có thể hình dung được vai trò của báochí đối với văn học đầu thế kỷ” [1;9].2. Nội dung nghiên cứu2.1. Diện mạo và đặc điểm của thể ký trên tạp chí Tri tân Ký là một thể loại văn học có lịch sử hình thành khá sớm. Nhưng thể ký thực sựphát triển khi: “Đời sống lịch sử của các dân tộc ngày càng phát triển theo hướng tăng tốc,khi kỹ nghệ in ấn và báo chí phát triển, văn học mở cửa, xé rào để thâm nhập vào các lĩnhvực hoạt động tinh thần khác, nhà văn ngày càng có ý thức tham gia trực tiếp vào nhữngcuộc đấu tranh xã hội” [2;138]. Ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, đời sống lịch sửxã hội đã tạo ra những tiền đề thuận lợi cho thể ký có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Đặc điểm nổi bật của thể ký là chất tự do, phóng túng của ngòi bút, sự mãnh liệttrong cảm xúc của tác giả được sáng tạo trên nền hiện thực - kiểm chứng. Do đó, ngườiviết ký phải là người nhạy bén với những điều mắt thấy tai nghe để qua lăng kính của mìnhchưng cất hiện thực cuộc sống thành một thứ hiện thực thẩm mĩ mà vẫn đảm bảo đượctính xác thực, khách quan. Đồng thời, người viết ký bao giờ cũng là người có tinh thầnnhập cuộc, có kiến thức sâu rộng, có tư duy tổng hợp vừa là của một nhà khảo cứu vừa làcủa một người sáng tạo nghệ thuật. Vì thế, ký là một thể loại khá năng động, linh hoạt vàcởi mở, bởi nó: “Hàm chứa một nội diên có biên độ hết sức co dãn” [3;9]. Bản thân thểloại này lại có sự thâm nhập, cộng hưởng, giao thoa với các thể loại văn học khác. Song,ký vẫn là một thể loại văn học độc lập, bình đẳng, tồn tại ngang hàng với các thể loại vănhọc khác. . . Với 104 bài ký là những sáng tác văn học được thống kê, khảo sát trên tạp chí Tritân có thể nhận thấy điểm nổi rõ của thể loại này là chất khảo cứu công phu quyện hòa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: