Nguyễn Đôn Phục là cây bút du kí tiêu biểu cho phong cách du kí mang đậm yếu tố Hán cả trong ngôn ngữ và bút pháp. Những tác phẩm du kí của ông là cầu nối của dòng chảy du kí trong lịch sử văn học Việt Nam. Vẻ đẹp du kí của Nguyễn Đôn Phục là sự chọn lọc tinh hoa truyền thống đưa vào văn học hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phong cách du kí Nguyễn Đôn Phục JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 39-47 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHONG CÁCH DU KÍ NGUYỄN ĐÔN PHỤC Nguyễn Hữu Lễ Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu Tóm tắt. Nguyễn Đôn Phục là cây bút du kí tiêu biểu cho phong cách du kí mang đậm yếu tố Hán cả trong ngôn ngữ và bút pháp. Những tác phẩm du kí của ông là cầu nối của dòng chảy du kí trong lịch sử văn học Việt Nam. Vẻ đẹp du kí của Nguyễn Đôn Phục là sự chọn lọc tinh hoa truyền thống đưa vào văn học hiện đại. Vẻ đẹp đó đã kết tinh nhân cách, trí tuệ cá nhân với tư tưởng cách tân của thời đại để làm nên một phong cách du kí mang tính lịch sử và cổ kính. Từ khóa: Nguyễn Đôn Phục, Tùng Vân, du kí, phong cách du kí, yếu tố Hán.1. Mở đầu Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là hiện tượng văn học bị bỏ quên đã được tìmlại trong thập niên đầu của thế kỉ XXI. Cho đến nay, du kí Việt Nam chưa có những đánhgiá đúng mức về vị thế và vai trò của nó đối với lịch sử văn học, nhất là đối với sự thamgia vào quá trình hiện đại hóa văn học [10, 11]. Du kí Việt Nam giai đoạn này đã thu hútmột lực lượng sáng tác đông đảo với nhiều cây bút chủ chốt hoặc có vị thế của các tạpchí lớn như: Phụ Nữ Tân Văn, Nam Phong, Tri Tân, Nam Kỳ tuần báo... Ra đời trong buổigiao thời của văn học Quốc ngữ, du kí đã để lại nhiều dấu ấn trên văn đàn đầu thế kỉ nhiềutác phẩm của những tác giả: Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Đôn Phục, NguyễnTrọng Thuật, Trần Huy Bá, Dương Kỵ, Thái Hữu Thành,... Mặc dù Nguyễn Đôn Phục ítđược nhắc đến trong các công trình lịch sử văn học, nhưng là một cây bút du kí tiêu biểucho văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đặc điểm phong cách nghệ thuật2.1.1. Triết lí nghệ thuật về sự đi Tiếp nhận văn học hiện đại đã loại suy sự tồn tại đồng thời của tác giả (chủ thểsáng tạo) với tác phẩm nhưng sẽ làm cho người ta hoài nghi về tư cách phát ngôn của chủNgày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014.Liên lạc Nguyễn Hữu Lễ, e-mail: nguyenhuule@moet.edu.vn 39 Nguyễn Hữu Lễthể trong tác phẩm văn học phi hư cấu trong mối quan hệ liên văn bản. Một tác phẩm tựtruyện cũng không phải là hoàn toàn là sự thật, là hoàn toàn khách quan trong văn học.Trong thực tiễn của đời sống văn học, người ta còn khéo léo vận dụng cái gọi là kháchquan của thể loại để thực hiện các hành vi phát ngôn của mình. Nguyễn Đôn Phục là mộttrường hợp như thế. Những quan niệm về cuộc sống như: sự chơi thanh cao, trách nhiệmvà bản lĩnh nhà văn trước cuộc đời, những sự tốt xấu và lẽ yêu ghét,... có thể thấy đượcqua một số phát ngôn trực tiếp của Nguyễn Đôn Phục trong những tác phẩm du kí. Chơi theo Nguyễn Đôn Phục, phụ thuộc vào hạng người, sở thích, mục đích mà cócác cách chơi khác nhau. Du hành cũng là một cách chơi và cũng tùy thuộc vào đối tượngcủa nó, Người đi chơi cũng có lắm hạng, mà cuộc đi chơi cũng có lắm đường.... [1;87]. Trong bốn hạng người du lịch tương ứng với bốn cách chơi: người phong lưu gặpđâu chơi đó, hạng người phú quý chơi theo kiểu trưởng giả học làm sang, hạng người túngquẫn chán đời mà chơi suông, hạng người văn chương chơi cùng sử sách là hạng ngườitrông ra non nước mà ngắm vào sử xanh [1;87]. Cách chơi của hạng người văn chương làcách chơi chữ nghĩa, chơi có mục đích, không chơi phiếm, chơi suông bình thường mà là“cuộc chơi” hướng về quốc hồn quốc túy, chơi theo cốt cách mà không nệ cổ sùng văn.Cách chơi của Nguyễn Đôn Phục trong du kí là cách chơi với cái thú thanh cao, cái vui cổkính, không chơi theo kiểu phàm tục. Đối với Nguyễn Đôn Phục, sự đi của nhà văn là phải “quan phong”, có nghĩa làquan sát cho xác đáng, nghị luận cho tinh vi [3;182], đi không chỉ thỏa chí du lãm mà cònbiết được sự tình, kể ra cho đúng người. Bởi thế nên Những nhà văn-học đi quan-phongthời cái trách-nhiệm lại càng quan-trọng lắm (...) nếu chỉ quệch-quạc lấy dăm ba trangđuểnh-đoảng, ngâm-nga lấy một vài khúc tơi-bời, để tắc-trách cho sự quan-phong thìcũng là vô-vị và vô-ích vậy [3;183]. Nhà văn du lịch khác người bình thường ở chỗ, du lịch cũng là hoạt động văn nghiệp,có khi là phương tiện để nhà văn tác nghiệp. Sự du lịch của nhà văn cao quý nên nhà văncũng có thể trở thành danh nhân một khi kết quả của cuộc hành trình đó làm hài lòng độcgiả bằng những thiên du kí. Các miền đất lạ, các nơi cổ tích, núi non sơn thủy hữu tình,danh lam thắng tích trở nên đẹp hơn, nổi tiếng hơn cũng nhờ con người khám phá nó, tôntạo nó, thăm viếng nó, đề thơ lên nó. Nguyễn Đôn Phục quan niệm về mối quan hệ giữadanh thắng và danh nhân: Du kí của Nguyễn Đôn Phục là một sự triết lí ...